Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang đã ký công văn thu hồi hai công văn số 120/SVHTTDL-TTr ngày 7-2-2017 về việc lưu hành, phổ biến các bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung tại các cơ sở kinh danh karaoke (kể cả danh mục các bài hát kèm theo) và công văn số 288/SVHTTDL-TTr ngày 16-3-2017 về việc nói lại rõ thêm công văn số 120/SVHTTDL- TTr ngày 7-2-2017.

 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang cho biết, thực hiện chỉ đạo của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH TT&DL) và UBND tỉnh, ngày 24-3-2017, Sở VHTT&DL đã có báo cáo giải trình về việc một số cơ quan báo chí phản ảnh bài hát “Màu hoa đỏ” bị cấm hát ở Tiền Giang. Qua nghiên cứu nội dung báo cáo, giải trình của Sở VHTT &DL tỉnh Tiền Giang, ngày 25-3-2017 Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VHTT&DL có công văn số 202/NTBD -QLBD gửi Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang về việc thu hồi công văn số 120/SVHTTDL - TTr ngày 7-2-2017 do trong công văn này có nhiều sai sót, đặc biệt là trong danh mục 354 bài hát Sở yêu cầu gỡ bỏ có bài hát “Màu hoa đỏ” của nhạc sĩ Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức Mậu và một số bài hát khác được cho phép phổ biến.

Thực hiện chỉ đạo của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VH TT&DL, Sở VHTT&DL thông báo thu hồi toàn bộ công văn số 120/SVHTTDL-TTr về việc lưu hành, phổ biến các bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung tại các cơ sở kinh danh karaoke (kể cả danh mục các bài hát kèm theo) và công văn số 288/SVHTTDL-TTr ngày 16-3-2017 về việc nói lại rõ thêm công văn số 120/SVHTTDL- TTr ngày 7-2-2017. Thời gian thu hồi hai công văn trên kể từ ngày 27-3-2017.

Sở cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở và Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện công văn này.

 

                                              TheoNhandan

Các tin khác


Dư vị “Mai Châu mùa hoa nở”!

(HBĐT) - “Mai Châu mùa hoa nở” là tên của chương trình nghệ thuật được công diễn tại lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập huyện, 60 năm tái lập huyện Mai Châu vào trung tuần tháng 1/2017. Thời lượng của chương trình được gói gọn trong khoảng 40 phút nhưng dư vị ngọt ngào từ lời ca, điệu múa còn đọng lại mãi với lòng người.

Sôi nổi phong trào văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Xuân, công chức văn hoá xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho biết: Là địa phương có phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh của huyện, nhiều năm liền, đội văn nghệ quần chúng của xã luôn nằm trong tốp đầu tại các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn do huyện tổ chức và cũng là đơn vị thường xuyên được huyện lựa chọn để tham gia các hội thi, hội diễn của tỉnh tổ chức.

Tiềm năng văn hóa, du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Có khoảng 20 dân tộc sinh sống chung quanh và trên các đảo lòng hồ Hòa Bình. Dân tộc nào cũng có nếp sống, phong tục tập quán, đạo lý nhân văn và nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc của mình.

Mường Thàng ngân vang tiếng pôông pênh...

(HBĐT) - Pôông pêêng… pôông khùm…, về Cao Phong không chỉ có những đồi cam vàng óng mà khắp bản, khắp Mường còn ngân vang giai điệu của tiếng chiêng. Chiêng được trân trọng gìn giữ trong mỗi nếp nhà như những vật báu để rồi không thể thiếu trong những sự kiện của mỗi người, của làng, của tỉnh.

Thành phố Hòa Bình xây dựng nếp sống văn minh đô thị

(HBĐT) - Nhìn nhận rõ những hạn chế, yếu kém về công tác phát triển đô thị thể hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn ANTT, đảm bảo ATGT, bảo vệ môi trường (BVMT), vệ sinh đường phố và nơi công cộng, tình trạng xây dựng vi phạm quy hoạch, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra... BCH Đảng bộ TP Hòa Bình khóa XXI đã ban hành Nghị quyết số 02,, ngày 8/5/2011 về “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Long Đọi Sơn – Linh thiêng cổ tự

(HBĐT) - Núi chênh vênh nhưng đỉnh non bằng phẳng. Quanh núi có 9 giếng tượng trưng cho 9 mắt rồng. Từ trên đỉnh núi có thể thu trọn trong tầm mắt toàn bộ cánh đồng Đọi Sơn thẳng cánh cò bay. Vì thế “đắc địa” đó mà năm 1054, vua Lý Thánh Tông và Vương Phi ỷ Lan đã chọn nơi đây để xây dựng chùa Long Đọi Sơn. Năm 1118, vua Lý Nhân Tông tiếp tục xây dựng phát triển chùa Long Đọi Sơn và dựng tháp Sùng Diện Thiên Linh. Theo thời gian, chùa Long Đọi Sơn được trùng tu, phục dựng và dần trở thành quẩn thể di tích đặc biệt, trung tâm văn hóa du lịch tâm linh của tỉnh Hà Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục