(HBĐT) - Nhắc đến những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Mường, người ta vẫn thường nói: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui…” nhưng ít ai nghe câu: “Rạo thiêu, cá náng (nướng), tháng rộng, ngày dài”. ý nói, rượu “thiêu” ngon, thức nhắm ngon mà tháng thì rộng, ngày còn dài lắm, ý chủ nhà muốn níu chân khách quý. Rượu thiêu (rượu đồ) là loại rượu đặc biệt từ mùi vị, hương thơm, cách làm cho đến cách thưởng thức và cách sử dụng...
Đối với người Mường xưa, việc “thiêu” rượu chủ yếu là để dùng khi có việc hệ trọng, có khách quý, đặt bàn thờ cúng ông bà tổ tiên… nên nhà ai cũng có đồ chưng cất riêng gọi là đồ “thiêu rạo” (đồ chưng cất rượu) bao gồm: viếng bằng đồng, cuốp bằng gỗ (thường là thân cây cọ khoét rỗng chiều dài khoảng 45 – 50 cm, đường kính khoảng 30 – 35 cm), chậu đựng nước, máng (bằng thân cọ hay cây bương) và ống tre dẫn rượu.
Người Mường thường chưng cất hai loại rượu: rượu ngô và rượu sắn. Các nguyên liệu gồm: vỏ trấu, men lá hoặc men trái, sắn khô thái lát hoặc giã thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay (nếu làm rượu sắn), ngô khô giã nhỏ (nếu làm rượu ngô). Vỏ trấu, ngô (sắn) được rửa qua nước, trộn đều với nhau đồ chín rồi đổ ra mủng chờ nguội mới rắc men. Sau đó phủ lá chuối khô lên trên, ủ khoảng 4 - 5 ngày. Quá trình ủ men này sẽ tạo cho hỗn hợp lên men có hương thơm rất đặc trưng, hấp dẫn. Khi đó có thể đem “thiêu” (chưng cất).
Quá trình chưng cất rượu cũng đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo. Khi nước viếng đã sôi, hỗn hợp nguyên liệu được cho vào cuốp và bắc lên miệng viếng, đặt máng trong cuốp nối với ống tre dẫn rượu. Chậu nước được đặt nghiêng trên miệng cuốp để đảm bảo hơi rượu ngưng tụ và chảy xuống máng, qua ống tre dẫn rồi chảy ra bình chứa thành phẩm. Người ta phải dùng vải ướt chèn vào giữa viếng, cuốp và chậu nước để tránh thoát hơi rượu ra ngoài.
Chất lượng rượu (hương thơm, mùi vị, màu…) phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, loại men, quá trình ủ men và quan trọng nhất vẫn là công đoạn “thiêu” rượu. Làm sao để hương thơm của nguyên liệu do quá trình lên men vẫn giữ được trong sản phẩm. Trong khi “thiêu” rượu, người “thiêu” luôn phải canh lửa thật đều, thay nước trong chậu khi nước đã nóng để đảm bảo hơi rượu bốc lên và ngưng tụ liên tục, cho ra những giọt rượu thơm ngon.
Do nguyên liệu sạch, an toàn, lên men tự nhiên và cách chưng cất theo kiểu đồ (hỗn hợp nguyên liệu không trộn với nước), bốc hơi, ngưng tụ nên cho thành phẩm nguyên chất. Rượu “thiêu” có mùi thơm, vị thanh, cảm giác rượu có độ mạnh nhưng uống êm, không rát cổ họng, có cảm giác say nhưng không đau đầu, chóng mặt. Cái hay của uống rượu “thiêu” là ở chỗ, mỗi lần nâng chén chỉ nhấp một ngụm nhỏ, thưởng thức mùi thơm, vị nồng của rượu như uống cái tình, cái nghĩa giữa chủ và khách vậy. Vì thế, mỗi cuốp chỉ lấy thành phẩm từ 1 - 1,5 chai 650 ml.
Đặc biệt, rượu “thiêu” đem ngâm thuốc rất tốt. Những bài thuốc được ngâm với rượu “thiêu” có những tác dụng chữa một số loại bệnh hiệu nghiệm. Ví dụ như cây mâm xôi, rễ khôi, rễ buộm, rễ ngấy trên rừng ngâm rượu “thiêu” chữa bệnh tiêu chảy, đau lưng, đau khớp, đau thận ở trung niên và người già; mật ong, nghệ đen, nghệ, sâm,… giã nhỏ ngâm rượu “thiêu” có tác dụng bổ gan, thận, thanh nhiệt, giải độc. Mỗi ngày uống một vài ngụm vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, giảm các loại bệnh thường gặp như cảm cúm, mệt mỏi, nhức đầu… Rượu “thiêu” đem ngâm với rễ quèo, tan bó ngựa, tan me, lá tinh, lá sên làm thuốc bôi ngoài da, bôi khi bong gân, khử độc khi bị rắn, rết, côn trùng cắn…rất hiệu quả
Giờ đây, nền kinh tế thị trường phát triển, có nhiều dụng cụ hiện đại và cách làm rượu cho ra nhiều thành phẩm hơn nên việc chưng cất rượu theo cách truyền thống này ít được sử dụng. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn có thói quen làm rượu theo kiểu truyền thống để thể hiện sự kính trọng đối với ông bà, tổ tiên, sự hiếu khách và như để lưu giữ một thức uống đậm đà bản sắc dân tộc.
Bùi Đức Thắng
(Báo văn nghệ Hòa Bình)
(HBĐT) - Vượt qua con đường quanh co, gập ghềnh đến với chùa Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong), chị Phạm Mai Anh, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến tham quan, vãn cảnh chùa Khánh. Ngôi chùa với vẻ tĩnh lặng, uy nghiêm tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn xuống là những mái nhà sàn của bà con dân tộc Mường.
(HBĐT) - “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba” Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên Nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam, là tổ tiên chung của dân tộc và mọi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Con Lạc - cháu Hồng”. Trong di sản văn hóa dân tộc, Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
Liên quan đến việc Nguyễn Thị Thành dù đã bị tước danh hiệu Á khôi 1 cuộc thi “Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2017” nhưng vẫn tự ý sang Ai Cập dự thi “Mis Eco International”, lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định đó là việc làm trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.
(HBĐT) - Văn hóa, văn nghệ, TD-TT là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Trong những năm qua, phong trào văn hóa, văn nghệ, TD-TT của NCT phường Thái Bình (TP Hòa Bình) phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, tập hợp đông đảo NCT tham gia, là sân chơi bổ ích, phù hợp với NCT.
(HBĐT) - Xã Piềng Vế (Mai Châu) có 5 xóm thì 4 xóm có nhà văn hóa là nhà sàn cũ nát, xuống cấp, 1 xóm nhà văn hóa đang xây dang dở. Việc họp xóm phải nhờ ở nhà dân. Nằm ngay trung tâm xã, trước cửa UBND xã là nhà văn hóa xóm Vế được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016, đến cuối tháng 1/2017 hoàn thành phần thô. Tuy nhiên, hơn 2 tháng nay, vì một số lý do, nhà văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện, hệ thống cửa chưa có, tường chưa sơn.
Mặc dù thừa nhận vai diễn mang lại nhiều hứng thú, nhưng Thu Quỳnh cho hay chính cô cũng ghét cay ghét đắng nhân vật của mình trong "Sống chung với mẹ chồng".