(HBĐT) - Những năm 60-70 của thế kỷ trước, khu tập thể Nhà máy giấy Hoà Bình được hình thành tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên nhà máy từ 20 tỉnh, thành trong cả nước làm việc tại nhà máy có nơi ở ổn định, yên tâm công tác.
Gắn bó với mảnh đất Hoà Bình, chọn nơi đây để an cư lạc nghiệp, năm 1992, từ một khu tập thể, xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được thành lập, trở thành nơi sinh sống lâu dài của những người trên khắp các vùng miền đất nước. Có tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhân dân xóm Máy Giấy luôn đoàn kết cùng góp sức xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Ông Hồ Văn Tạo, bí thư chi bộ xóm cho biết: Điểm thuận lợi nhân dân trong xóm thuần tuý là công nhân, lao động trong cùng cơ quan, lãnh đạo xóm cũng là cán bộ nhà máy trước đây, do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi uỷ, chính quyền luôn thống nhất, các hoạt động triển khai tạo được sự đồng thuận, nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện.
Xóm có 113 hộ, 418 nhân khẩu, xóm không có đất nông nghiệp, diện tích đất đồi rừng ít. Đời sống, thu nhập chính của bà con là từ lương hưu, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhỏ lẻ. ông Phạm Đình Đề, trưởng xóm cho biết: Hiện xóm có trên 100 người, chiếm 30-40% số dân trong xóm có chế độ hưu trí. Diện tích rừng toàn xóm chỉ khoảng 30 ha, đất trồng cây ăn quả không đáng kể. Con em trong xóm hiện đi công tác, làm việc ở nhiều nơi trong, ngoài tỉnh. Không có đất sản xuất nên nhiều hộ năng động tìm hướng phát triển kinh tế, đầu tư vào các ngành nghề TTCN, kinh doanh dịch vụ. Nổi bật là nghề làm chổi chít xuất khẩu, xóm hiện có 7 xưởng chổi chít do 7 hộ dân làm chủ xưởng giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài địa bàn với thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/người/ tháng, có lao động đạt 4 - 4,5 triệu đồng/tháng như xưởng của hộ ông Quách Ngọc Thành giải quyết việc làm cho 20 lao động của xóm và nhiều lao động ở các nơi khác. Thu nhập từ các xưởng chổi chít chiếm gần 30% tổng thu nhập của xóm. Xóm hiện còn 2 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo.
Là cư dân của nhiều vùng miền cùng tập hợp về nơi đây sinh sống, từ tình đồng nghiệp rồi là hàng xóm láng giềng, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau luôn được nhân dân xóm Máy Giấy phát huy trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống đời thường không tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa các gia đình như hai hộ liền kề tranh chấp về lối đi chung, lắp đặt ống nước thải để nước chảy sang nhà bên cạnh, hộ chăn nuôi không xử lý tốt chất thải gây mùi ảnh hưởng đến các hộ xung quanh… Mỗi khi có việc xảy ra, các tổ chức, đoàn thể xóm đều kịp thời có mặt gặp gỡ, động viên, khuyên giải các gia đình với phương châm “một điều nhịn, chín điều lành”, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, không vì một việc nhỏ gây căng thẳng làm mất tình cảm làng xóm, tình cảm anh em của những người từ muôn phương về đây lập nghiệp. Nhờ đó, nhiều năm qua, xóm Máy Giấy không xảy ra vụ việc phức tạp, không có tình trạng đơn thư khiếu nại, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, bà con đoàn kết thực hiệt tốt các quy ước, hương ước, giữ ổn định tình hình AN-TT trên địa bàn. Cùng chung tay, góp sức trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, xóm đạt mức thu nhập bình quân 28,5 triệu đồng/người/ năm, là xóm có bình quân thu nhập cao nhất xã. Liên tục 9 năm qua, xóm Máy Giấy được công nhận làng văn hóa.
Hà Thu
Sau một năm vắng khách du lịch do ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển, các bãi tắm ở khu vực bắc miền trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đã dần hồi phục và khởi sắc, đón đông đảo du khách trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Ngành du lịch các tỉnh bắc miền trung đang nỗ lực lấy lại hình ảnh và thương hiệu "biển xanh, cát trắng, nắng vàng".
(HBĐT) - Từ khi được công bố Quy hoạch điểm du lịch quốc gia Mai Châu, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành quan tâm và xác định là ngành kinh tế quan trọng.
(HBĐT) - Ngày 8/5 tại Trung tâm Văn hoá huyện Kim Bôi, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, nhằm giới thiệu đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Kim Bôi những tư liệu lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tới dự triển lãm có lãnh đạo các sở: Sở Văn hoá TT và Du lịch, Sở TT&TT, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Kim Bôi và đông đảo cán bộ, nhân dân trong huyện.
(HBĐT) - Xưa kia, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) là đất chèo, những làn điệu chèo mềm mại, uyển chuyển, da diết đã thúc giục nhiều thế hệ thanh niên lên đường nhập ngũ. Một số tác phẩm chèo do người dân Ngọc Lương sáng tác và biểu diễn được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam như “Tình quê mới”, “Tiễn con lên đường”, “Tìm về quê mẹ”…
(HBĐT) - Ngày 5/5, Ban trị sự giáo hội Phật giáo Hòa Bình tổ chức đại lễ kính mừng Đức Phật đản sinh (Vesak) phật lịch 2561- dương lịch 2017. Đến dự có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVTVTU, Chủ tịch UBMTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở ban ngành, thành phố Hòa Bình và hơn 1000 phật tử.
(HBĐT) - Ngày 3-4/5, tại nhà văn hoá huyện Kim Bôi, Sở VH,TT&DL đã tổ chức Lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” năm 2017.