(HBĐT) - Trở về từ trại sáng tác của Nhà sáng tác T.ư Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu), đồng chí Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh cho biết: Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 vừa qua, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức cho 30 hội viên thuộc các chuyên ngành văn học, mĩ thuật, âm nhạc, sân khấu… tham gia trại sáng tác tại thành phố Vũng Tàu. Đây là cơ hội để hội viên hoàn thiện những tác phẩm trước đó đã được sáng tác dang dở ở dạng bản thảo hoặc có những sáng tác mới ngay tại trại. Một số hội viên sẽ ghi nhận cảm hứng, ý tưởng trong thời gian tham gia trại, sau đó hoàn chỉnh tác phẩm. Trại sáng tác còn là cơ hội để hội viên được giao lưu, chia sẻ, góp ý cho nhau, tạo không gian, thời gian để sáng tác, thậm chí là... thi đua sáng tác.


Có nhiều hình thức tổ chức và tham gia trại sáng tác như: Trại sáng tác của các hội chuyên ngành T.ư; trại sáng tác của Hội VHNT tỉnh tổ chức tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và trại sáng tác do Hội VHNT tỉnh tổ chức tại nhà sáng tác T.ư Đại Lải (Vĩnh Phúc), nhà sáng tác T.ư Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu).

Theo đồng chí Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, hàng năm, các Hội chuyên ngành T.ư như: Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam… đều tổ chức trại sáng tác. Các trại sáng tác này tạo điều kiện cho tỉnh ta cử từ 1 - 2 hội viên Hội VHNT tham dự. Trung bình mỗi năm, tỉnh chọn cử khoảng 15 lượt hội viên tham dự các trại sáng tác do Hội chuyên ngành T.ư tổ chức. Đồng thời, mỗi năm tỉnh cũng tổ chức trung bình 2 đợt sáng tác tại các nhà sáng tác T.ư. Mỗi đợt có sự tham gia của khoảng 30 hội viên.


Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức ngày thơ Việt Nam năm 2017, tôn vinh các tác phẩm, tác giả xuất sắc.

Tại tỉnh ta, điểm nhấn của việc tổ chức trại sáng tác đó là đặt địa điểm trại sáng tác tại những vùng đất, vùng Mường giàu bản sắc văn hóa của tỉnh. Cụ thể như vừa qua, Chi hội văn học và Chi hội âm nhạc (thuộc Hội VHNT tỉnh) đã tổ chức trại sáng tác tại xã Dũng Phong (huyện Cao Phong). Trại thu hút sự tham gia của hơn 30 hội viên, kéo dài trong 3 tháng. Trong thời gian này, các nhà thơ, nhạc sỹ lấy cảm hứng từ sự đổi mới, giàu đẹp tại xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới đã có nhiều sáng tác chất lượng, đặc sắc. Các nhà thơ và nhạc sỹ đã có sự trao đổi, phối hợp để phổ nhạc cho thơ, qua đây lựa chọn và dàn dựng biểu diễn 5 ca khúc chất lượng về Cao Phong trong đêm công diễn báo cáo kết quả hoạt động của trại, thu hút đông đảo công chúng, người yêu thơ, nhạc đến cổ vũ, tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng, độc giả.

Đồng chí Chủ tịch Hội VHNT tỉnh cho biết thêm: Cuối năm 2016, tích cực tham gia các hoạt động chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, Hội VHNT tỉnh đã mở trại sáng tác cho 17 hội viên chi hội Nhiếp ảnh. Tổng kết trại sáng tác đã sáng tác được 156 tác phẩm. Những tác phẩm có chất lượng cao đã được lựa chọn để tham gia triển lãm ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề "Hòa Bình bản sắc và hội nhập”. Kết quả, Hội VHNT tỉnh đã có 13 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 7 giải khuyến khích.

Kết quả của các trại sáng tác đã góp phần quan trọng để vừa qua, toàn tỉnh có 183 tác giả thuộc các chi hội của Hội VHNT tỉnh tham gia xét giải thưởng VHNT tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 bao gồm 8 công trình nghiên cứu, 12 tác phẩm văn học, 15 tác phẩm múa và kịch bản sân khấu, 20 tác phẩm mỹ thuật, 20 tác phẩm thơ, 25 tác phẩm nhiếp ảnh, 19 tác phẩm âm nhạc…

                                                                               Dương Liễu

 

 


 


Các tin khác


Bàn giải pháp đưa di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường vào danh sách các di sản

(HBĐT) - Sáng 25/5, Ban chỉ đạo về di sản văn hoá Mo Mường Hoà Bình tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm 2017 của BCĐ và bàn về việc đưa di sản văn hoá phi vật thể Mo Mường vào danh sách các di sản để xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tịch thu, tiêu hủy ấn bản mới ''Miếng ngon Hà Nội''


Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết Cục gửi công văn tới các tỉnh thành kiểm tra và tịch thu ấn bản mới Miếng ngon Hà Nội. Sau đó, Cục tiến hành tiêu hủy các bản sách sai phạm, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để đưa ra quyết định xử phạt.

Hội thảo khoa học đề xuất đặt tên công trình Dự án Bảo tồn Đền Thác Bờ

(HBĐT) - Sáng 23/5, Sở VH-TT&DL tổ chức tổ chức Hội thảo khoa học đề xuất đặt tên công trình thuộc Dự án Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ địa điểm xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở VH-TT&DL; Huyện ủy, UBND, các phòng, ban chức năng huyện Đà Bắc và Công ty CP ĐTNLXDTM Hoàng Sơn là chủ đầu tư dự án.

Không nên làm cái việc ngồi đếm dã tràng trên bờ cát

Ý kiến của PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:

Khai trương công viên nước nổi tại Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 21/5, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Hòa Bình đã tổ chức khai trương dự án công viên nước nổi và một số dịch vụ thể thao dưới nước tại xóm Ngòi-xã Ngòi Hoa (Tân Lạc). Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Đà Bắc, Cao Phong cùng đông đảo du khách và bà con nhân dân trong tỉnh.

Bảo tồn giá trị văn hóa chùa Nghìa

(HBĐT) - Chùa Nghìa nằm trong quần thể di tích Núi Nghìa thuộc xóm Nghìa, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy. Đây là ngôi chùa mang nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc, giàu truyền thống cách mạng. Trong thời gian qua, chính quyền địa phương luôn nỗ lực, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để bảo tồn giá trị văn hóa chùa Nghìa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục