(HBĐT) - Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao… tỉnh ta có nhiều điều kiện để phát triển DLCĐ (DLCĐ). DLCĐ của tỉnh ta hình thành và phát triển khá sớm, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.



Bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) với hơn 100 ngôi nhà sàn còn giữ nguyên bản và phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc Mường đã thu hút được du khách.

Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là một trong những địa bàn phát triển loại hình DLCĐ sớm của tỉnh. Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Công Tím, chủ nhà nghỉ số 7, điểm du lịch bản Lác chia sẻ: Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa dân tộc Thái có từ lâu đời, bản Lác từ lâu đã được du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Nhưng bản chính thức được phép hoạt động DLCĐ từ năm 1993 với 2 hộ dân làm du lịch. Đến năm 1995 phát triển lên 5 hộ, năm 1997 là 15 hộ. Đáp ứng nhu cầu lượng khách tăng dần, đến hết năm 2016, bản đã có 58 hộ làm DLCĐ. Sự phát triển điểm du lịch bản Lác có phần trội hơn các bản khác. Là một bản thuần nông, bà con nơi đây vẫn sản xuất nông nghiệp, có thêm nghề dịch vụ du lịch đã làm thay đổi cuộc sống người dân. Bộ mặt nông thôn phát triển nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, do lượng khách ngày càng đông, nhiều hộ làm du lịch đặt ra vấn đề môi trường, nước sinh hoạt, xử lý rác thải an toàn, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường chung, phát triển du lịch lâu dài, bền vững…

Không chỉ ở bản Lác, những năm gần đây, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa, phát triển DLCĐ đã tạo điều kiện cho nhiều hộ dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, xa có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có khoảng 100 hộ làm du lịch theo hình thức homestay. Nhiều điểm du lịch đã được du khách biết đến và được đánh giá cao như: Điểm DLCĐ bản Lác đạt tiêu chuẩn có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN, tiêu chuẩn được các nước thành viên trong khối xây dựng và công bố (năm 2016). Năm 2017, diễn đàn du lịch ASEAN trao giải thưởng du lịch dựa vào cộng đồng cho bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu; Homestay Mai Hịch cũng đạt giải thưởng Homestay ASEAN…

Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều điểm DLCĐ khác như: xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được biết đến là làng Mường cổ nhất của tỉnh còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Đầu năm 2014, xóm được UBND tỉnh công nhận là điểm DLCĐ, đến năm 2008, xóm được Bộ VH -TT&DL công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và được đầu tư từ dự án "Cải tạo, bảo tồn làng Mường cổ”… Đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc Mường xóm ải đã và đang đem lại cảm nhận tốt đẹp cho nhiều du khách đến thăm.

Huyện Cao Phong có bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh thu hút du khách với hơn 100 nóc nhà sàn còn giữ nguyên bản từ hình dáng nhà cửa đến nếp sinh hoạt, ăn ở mang đậm nét văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của người Mường. Huyện vùng cao Đà Bắc với các xóm: Đá Bia, xã Tiền Phong; Ké, xã Vầy Nưa; Sưng, xã Cao Sơn cũng đã bắt đầu đón khách trong và ngoài nước. Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc); các hộ homestay ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hóa nguyên bản của người Mường giữa không gian núi rừng, lòng hồ thơ mộng, được nhiều khách quốc tế và trong nước thăm quan, trải nghiệm…

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Có thể khẳng định, hoạt động DLCĐ đã góp phần bảo tồn những giá trị, không gian văn hóa và đóng góp tích cực tạo việc làm, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, DLCĐ vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh, chỉ mới phát triển ở một số nơi. ở một số điểm đang đón khách đặt ra vấn đề kỹ năng homstay, cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường… Để khai thác được tiềm năng về tài nguyên cho phát triển loại hình DLCĐ, thời gian tới cần quan tâm thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển DLCĐ. Trong đó, đánh giá đúng thực trạng về những tiềm năng du lịch riêng có, nguồn lực cơ bản của địa phương. Định hướng phát triển dài hạn cũng như từng giai đoạn cụ thể cho DLCĐ các địa phương. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ các vùng trọng điểm,… phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, đặc trưng văn hóa các dân tộc, đảm bảo AN-QP và nâng cao đời sống người dân. Xây dựng chính sách đào tạo và hỗ trợ vốn, trang thiết bị, công nghệ giúp người dân kinh doanh DLCĐ đạt chuẩn.

Hai là, quan tâm đến quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó, quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm DLCĐ phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương cơ sở.

Ba là, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu DLCĐ; xây dựng sản phẩm du lịch trong các điểm DLCĐ có đặc trưng riêng thành sản phẩm du lịch đặc sắc. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh và ấn tượng của các điểm DLCĐ. 

Hương Lan


Các tin khác


Đoàn Lê - tình người đa đoan

Ai gặp cũng nghĩ chị Đoàn Lê là người nhẹ nhàng dịu dàng. Nói năng dịu dàng đi đứng khoan thai, đầy nữ tính. Nhưng đấy cũng là một người tính cách rất đàn ông.

Người truyền lửa tình yêu văn học Nga

Nhắc đến những người có đóng góp trong việc bắc nhịp cầu văn học Việt - Nga, không thể không nhắc đến nhà văn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn, người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dịch thuật văn học Nga. Ðã ở độ tuổi gần 80, nhà dịch giả vẫn nặng lòng với công việc, cần mẫn, say mê lao động với mong muốn giữ cho ngọn lửa tình yêu đối với văn học Nga luôn cháy mãi trong lòng những người bạn Việt Nam.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Minh Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 3/11, nhân dân xóm Minh Thành (xã Yên Trị - Yên Thủy) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2017). Tới dự và chung vui với ngày hội, có đồng chí Hoàng Minh Tuấn, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân, Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ huyện Yên Thủy.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc KDC thôn Vôi, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 3/11, tại sân vận động thôn Vôi, xã Thanh Nông huyện Lạc Thủy đã diễn ra ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống mặt trận thống nhất Việt Nam (18/11/2930-18/11/2017). Tới chung vui cùng ngày hội có đồng chí Đinh Quốc Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, lãnh đạo Ủy ban MTTQ, Liên đoàn lao động tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Lạc Thủy và xã Thanh Nông.

Ngày hội Đại đoàn kết KDC Tiểu khu Đoàn kết thị trấn Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 2/11, Khu dân cư tiểu khu Đoàn Kết thị trấn Đà Bắc(huyện Đà Bắc) đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và Kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2017). Đồng chí Hoàng Văn Đức TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các ban, ngành, đoàn thể huyện và thị trấn Đà Bắc đã dự và chúc mừng ngày hội.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân KDC Bo, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 2/11, KDC Bo, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2017). Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự và tặng hoa chúc mừng ngày hội  Cùng tham dự có lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ huyện Kim Bôi, xã Kim Bình và đông đảo bà con nhân dân trong xóm.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục