(HBĐT) - Những chiếc bánh uôi nóng hổi, thơm nồng cùng mâm cỗ lá truyền thống của người Mường được các mế, các mẹ thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên. Từ giây phút người chủ gia đình thắp nén nhang cúng đất nước, tổ tiên xong là ngày hội ăn Tết 19/8 ở Mường Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) bắt đầu. Năm nào cũng vậy, vào dịp 19/8, người Mường Vó lại tổ chức ăn Tết 19/8 để con cháu sum vầy. Đây là truyền thống lâu đời của người Mường Vó nhằm giáo dục truyền thống cách mạng kiên cường của quê hương.
Phong tục ăn Tết 19/8 tại Mường Vó, xã Nhân
Nghĩa (Lạc Sơn) là dịp con cháu sum vầy bên gia đình.
Mường Vó gồm 3 xóm: Vó Trên, Vó Giữa và Vó
Dò. Theo các cụ trong Mường kể lại,
trước kia, người dân nơi đây thường tổ chức ăn Tết rằm tháng 7 để tổng kết một
mùa vụ kéo dài, còn gọi là "Rửa lá lúa”, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng
bội thu; người dân có sức khỏe, nhà nhà giàu có. Tuy nhiên, từ sau Cách mạng
Tháng Tám đến nay, phong tục ăn rằm tháng 7 được chuyển thành ăn Tết 19/8.
Người dân Mường Vó lý giải, ngày rằm tháng 7 sát với ngày 19/8. ăn rằm tháng 7
cùng vào ngày 19/8 để giảm bớt lễ nạp, ăn uống của người dân trong Mường, vừa
để kỷ niệm ngày cách mạng thành công của đất nước. Tết 19/8 từ đó trở thành Tết
đặc biệt lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán của người Mường Vó. Hiện nay, phong tục
ăn Tết 19/8 đã trở thành ngày truyền thống được bà con nơi đây gìn giữ, phát
huy...
Mế Bùi Thị Diện, 78 tuổi ở xóm Vó Giữa chia sẻ: Trước
đây, dù cuộc sống còn khó khăn, khổ cực, có khi cả năm, cả tháng ăn cơm độn,
rau rừng nhưng riêng ngày rằm tháng 7 và Tết Nguyên đán, các gia đình trong bản
nhà nào cũng phải thịt lợn, thịt gà, làm bánh uôi... Ngày nay, cuộc sống ở
Mường Vó đã đổi thay nên ngày Tết truyền thống càng trở lên đông vui, đầy đủ
hơn. Trong ngày Tết 19/8, món bánh uôi gần như không thể thiếu. Bánh uôi ở
Mường Vó được gói bằng công thức rất đặc biệt, khác so với các Mường trên địa
bàn tỉnh. Để chuẩn bị làm bánh uôi, người phụ nữ trong gia đình phải chuẩn bị
nguyên liệu từ trước như: lá bương phải chọn những chiếc lá to bánh tẻ, không
bị rách về rửa sạch và hong khô nước. Nguyên liệu là gạo nếp nương vo kỹ, xay
thành bột thật mịn. Đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mường sẽ nhào, nặn
thành từng chiếc bánh nhỏ, rắc vừng, lạc, sau đó quấn lại bằng lá bương… Bánh
gói xong xếp vào chõ để khi hấp được chín đều. Bánh uôi được hấp khoảng một
giờ, khi thấy lá bương chuyển sang mầu đậm là bánh đã chín, gắp ra rổ, để ráo. Từng đôi bánh nhỏ được đồ chín
có mùi thơm đặc biệt và đây là món quà mà gia chủ tiếp đãi khách đến chơi nhà.
Ngoài ra, người Mường Vó còn chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên với các món truyền
thống như thịt lợn, thịt gà, rau đồ, xôi, cá và không thể thiếu món bánh uôi
truyền thống.
Ngoài mâm cúng, gia đình nào cũng dọn thêm vài mâm mời
khách đến cùng chung vui. Tết 19/8, con cháu Mường Vó khắp mọi miền đất nước
đều trở về quê cha, đất Mường sum vầy bên gia đình. Trong mâm cỗ vui vầy, lời
hát đối thiết tha được cất lên. Ngày này nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc. Ngoài
đường thì chăng khẩu hiệu mừng ngày Cách mạng Tháng Tám, mừng quê hương, đất
nước đổi mới.
Cuộc sống của đất Mường Vó đang từng ngày đổi thay,
chào đón mùa thu mới đầy khát vọng, yêu thương, vươn tới tương lai. Giờ đây,
Mường Vó là 3 xóm có điều kiện KT-XH phát triển nhất của xã Nhân Nghĩa. Con em
Mường Vó chăm chỉ học hành, thành đạt trong và ngoài tỉnh. Mường Vó luôn gương
mẫu đi đầu trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thu Thủy
(HBĐT) - Theo Ban tổ chức Hội thi thông tin tuyên truyền tỉnh Hòa Bình lần thứ I, chủ đề của hội thi là tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng của tỉnh, của huyện, thành phố và phong trào xây dựng nông thôn mới.
Ngày 14-8, Báo Nông thông Ngày nay phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đêm thơ nhạc kịch "Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của gia đình cặp thi sĩ tài hoa này.
Gần 10 năm kể từ cuộc thi "Hoa hậu Quý bà Việt Nam" được tổ chức, sân chơi chính thống dành cho các quý bà Việt gần như vắng bóng. Năm 2018, "Người mẫu Quý bà Việt Nam 2018" hứa hẹn trở thành sân chơi chính thống và uy tín dành cho những phụ nữ đã lập gia đình, đã sinh con được thể hiện tài sắc.
(HBĐT) - Sáng 10/8, Ban chỉ đạo (BCĐ) về di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ dự và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên BCĐ, lãnh đạo các huyện Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn.
(HBĐT) - Vừa qua, Ban thường vụ huyện đoàn Yên Thủy đã tổ chức thành công hội thi " Tuổi trẻ Yên Thủy chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2018.
(HBĐT) - Công tác phát triển du lịch, nhận thức về du lịch của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Tân Lạc đang có chuyển biến tích cực. Từ đầu năm đến nay có 76.006 lượt khách thăm quan du lịch, tăng 920 lượt khách so với cungfk ỳ, trong đó khách nội địa 75.086 lượt, khách quốc tế 920 lượt, doanh thu đạt gần 8,4 tỷ đồng.