(HBĐT) - Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự hội nghị tổng kết phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2018. Cùng tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng BCĐ trung ương phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố.


 

Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở ngành dự tại hội nghị điểm cầu Hòa Bình.

 

Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt, sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành một phong trào rộng lớn của quần chúng, thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nêu gương người tốt việc tốt, khơi dậy cái thiện, đấu tranh với cái xấu, cái ác, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân. Phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã trở thành mục tiêu trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trong mỗi dòng họ, gia đình. Hiện cả nước có trên 1,2 triệu gương "Người tốt, việc tốt” được tôn vinh ở các cấp. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng và sửa chữa, nâng cấp, toàn quốc hiện có thiết chế văn hóa cấp tỉnh, 647 quận, huyện có Trung tâm VHTT; 6.997 xã, phường, thị trấn có Trung tâm VHTT… Các chỉ tiêu về thể dục, thể thao, văn hoá quần chúng có bước phát triển mạnh mẽ với trên 12 triệu người tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng và sinh hoạt câu lạc bộ; 22 triệu người tập thể dục, thể thao thường xuyên. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, lạc hậu trong xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, đạo đức, gia phong của dòng tộc, làng xã được giữ gìn, bảo tồn và trao truyền.

Qua 18 năm thực hiện phong trào, đã có nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hiệu quả được phổ biến, nghiên cứu, học tập, nhân rộng. Hơn 1,2 triệu gương người tốt, việc tốt; hơn 19 triệu gia đình được công nhận gia đình văn hóa; hơn 69.000 làng, thôn, ấp, tổ dân phố văn hóa, hơn 84.000 cơ quan, đơn vị, DN văn hóa; nhiều cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước, Chính phủ khen thưởng động viên kịp thời.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện phong trào vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn trong xã hội có chiều hướng gia tăng, đạo đức xã hội ở một số bộ phận bị xuống cấp và rất dễ nhận thấy trong mọi lĩnh vực; việc xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa, ở nhiều nơi trở thành hình thức; các thiết chế văn hóa còn thiếu, nhiều nơi xuống cấp chưa được đầu tư sửa chữa kịp thời…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đạt được. Đồng thời nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến xây dựng đời sống văn hóa bên cạnh củng cố đời sống vật chất; coi đây là chủ trương lớn, là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Sau gần 18 thực hiện, phong trào đã lan tỏa mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thực sự là sợi dây gắn kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác. Tuy nhiên, một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của phong trào nên nhiều nơi còn mang tính hình thức nên kết quả chưa cao, chưa đồng đều và thiếu bền vững; sự phối hợp giữa các cấp, ban ngành thiếu chặt chẽ, năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế. Thủ tướng đề nghị các ban ngành, địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch để thực hiện sâu rộng, toàn diện phong trào; tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng mô hình người tốt, việc tốt. Việc bình xét phải được thực hiện thực chất, công bằng để danh hiệu văn hóa duy trì bền vững. Cần dành nhiều nguồn lực hơn nữa để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc trong sự đa dạng; xây dựng hình ảnh con người Việt Nam đủ trình độ, tự tin, bản lĩnh để hội nhập quốc tế.

Hồng Ngọc

Các tin khác


Tứ tấu jazz Bỉ trình diễn tại Hà Nội

Nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Wallonie-Bruxelles, (1993-2018) và trong khuôn khổ Ngày thành lập Cộng đồng Người Bỉ nói tiếng Pháp, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức hai buổi hòa nhạc của Tứ tấu nhạc Jazz với các nghệ sĩ lừng danh Steve Houben, Grégory Houben, Quentin Liégeois và Jean-Louis Rassinfosse.

Ngành Du lịch tỉnh tổ chức hội thi nghiệp vụ buồng năm 2018

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở VH,TT&DL phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ buồng năm 2018.

Việt Nam giành giải Phim châu Á hay nhất tại LHP Toronto

Bộ phim "Người vợ ba” (The Third Wife) vừa được NET PAC ( Mạng lưới các nhà phê bình phim Châu Á Thái Bình Dương) trao tặng giải thưởng Phim châu Á hay nhất tại LHP quốc tế Toronto 2018.

Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào dân tộc vùng cao ở Lào Cai

Hằng năm cứ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai lại tổ chức lễ mừng cơm mới.

Lương Sơn: Sơ kết 3 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016 – 2018.

(HBĐT)- Ngày 18/9, Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016 - 2018.

Yêu cầu rà soát cấp phép lễ hội âm nhạc “Du hành đến mặt trăng”

Ngày 17-9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành công văn số 639 về việc ""Rà soát quy trình cấp phép Chương trình Lễ hội âm nhạc "Du hành đến mặt trăng" (Trip to the moon)".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục