(HBĐT) - Xứ Mường Hòa Bình không chỉ nổi tiếng là vùng đất tươi đẹp với cảnh quan thiên nhiên, mây nước hài hòa, mà từ rất lâu đã nức tiếng là nơi sinh ra, nuôi dưỡng những người con gái đẹp thướt tha, duyên dáng, đem lại quyến luyến, nhớ thương biết bao văn, nghệ sỹ tài hoa và du khách muôn nơi.

 


Họa Sỹ Phùng Xuân Hải, Viện trưởng Viện Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam trao đổi với các thí sinh tham gia Cuộc thi người đẹp xứ Mường năm 2019. 

Thời kỳ trước cách mạng, những thiếu nữ xứ Mường xưa đã làm các quan tây và chính quyền phong kiến thời đó say như điếu đổ. Năm 1932, người Pháp khi cai trị đã tổ chức cuộc thi người đẹp xứ Mường. Thiếu nữ Quách Thị Tẻo ở Mường Vang - một trong 4 vùng Mường nổi tiếng của tỉnh, khi ấy mới ở độ tuổi 16 - 17 đã đoạt giải Hoa hậu xứ Mường. Thời đó, vẻ đẹp của hoa hậu xứ Mường trở thành nỗi khát khao tìm kiếm của các chánh quan lang. Trong tác phẩm "Hoa hậu xứ Mường", nhà văn Phượng Vũ kể rằng: "không chỉ có chức sắc cao nhất tỉnh, không chỉ quan công sứ ngây ngất nhìn ngắm Hoa hậu xứ Mường mà ngay cả các bà đầm vợ quan công sứ, quan chánh đoan... cũng ngỡ ngàng trước nhan sắc lạ lùng của Quách Thị Tẻo". Cũng có biết bao câu chuyện kỳ bí miêu tả về cuộc đời chìm nổi, sóng gió của Hoa hậu xứ Mường. Cùng với thời gian, người Pháp cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi để tìm kiếm vẻ đẹp của người con gái xứ Mường...

Vẻ đẹp người con gái xứ Mường xưa đang dần lan tỏa và ngày càng được khẳng định trong những năm gần đây khi tỉnh tổ chức các cuộc thi người đẹp gắn với các sự kiện văn hóa quan trọng. Các cuộc thi: "Thi người đẹp các dân tộc”, "Thi trình diễn trang phục dân tộc”... đang tạo sức hút, tôn vinh, lan tỏa vẻ đẹp của người con gái xứ Mường. Năm 2000, người đẹp Đặng Thị Quỳnh Nga, người con gái huyện Mai Châu đạt giải hoa khôi trong Cuộc thi trình diễn người đẹp trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc Tây Bắc. Năm 2007, người đẹp Hồ Quỳnh Anh (Mường Thàng) đăng quang ngôi vị hoa khôi trong Ngày hội Văn hóa Mường toàn quốc được tổ chức tại tỉnh ta. Năm 2011, cô gái Nguyễn Thị Minh Trang (TP Hòa Bình) được Ban tổ chức trao giải A phần thi trang phục người đẹp các dân tộc trong chuỗi Chương trình Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ nhất. Vào dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016, với vẻ đẹp tinh tế, giản dị nhưng cũng không kém phần sang trọng, đằm thắm của bộ trang phục phụ nữ dân tộc Mường truyền thống, 2 thí sinh là Nguyễn Hàm Hương (TP Hòa Bình) và Nguyễn Thị Kiều Trang (huyện Lương Sơn) đã giành ngôi vị cao nhất…

Không chỉ có vậy, vẻ đẹp của người con gái xứ Mường còn tiếp tục lan tỏa và được khẳng định khi tham dự các cuộc thi người đẹp khu vực và toàn quốc. Năm 2016 ghi dấu ấn của những người đẹp Hòa Bình đạt được kết quả cao trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam. Em Phạm Thùy Trang (TP Hòa Bình) là học sinh chuyên văn, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, sở hữu gương mặt khả ái, ưa nhìn, tự tin vượt qua nhiều thí sinh khác trong đêm trung kết được tổ chức tại Tuần Châu - Quảng Ninh, trở thành chủ nhân vương miện Hoa hậu biển ViệtNam. Em Bùi Thị Thu Trang (Lạc Sơn) thử sức và giành ngôi vị cao ở nhiều cuộc thi sắc đẹp. Năm 2016, Trang tạo được ấn tượng tốt với Ban giám khảo và khán giả khi tự tin, chia sẻ về niềm tự hào của trang phục truyền thống dân tộc, đã lọt vào top 10 trong đêm chung kết và đoạt danh hiệu người đẹp du lịch trong cuộc thi Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu... Những người đẹp xứ Mường không chỉ tươi tắn, duyên dáng đẹp về hình thể mà ngày càng thể hiện được tư chất văn hóa, luôn cố gắng học tập, trau dồi, rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội, góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa, tinh thần vẻ đẹp người con gái Mường lan tỏa trong cuộc sống.

 Hiện nay, Cuộc thi Người đẹp xứ Mường năm 2019 do Sở VH-TT&DL phối hợp tổ chức đang giành được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Cuộc thi nhằm tìm kiếm những gương mặt xuất sắc đại diện cho nét đẹp truyền thống của người con gái xứ Mường, cụ thể như: vẻ đẹp từ trí tuệ, lòng nhân ái và sự thông hiểu văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh; vẻ đẹp từ vóc dáng, gương mặt, sự khéo léo của đôi bàn tay; đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; mong muốn bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

Họa Sỹ Phùng Xuân Hải, Viện trưởng Viện Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam, Phó trưởng Ban giám khảo vòng sơ tuyển Cuộc thi đã có thâm niên làm ban giám khảo nhiều cuộc thi người đẹp trên toàn quốc cho biết: Hòa Bình là vùng tươi đẹp, người con gái Mường từ xa xưa đã nổi tiếng có vẻ đẹp hoàn mỹ, thướt tha, từng làm khuynh đảo biết bao đấng mày râu. Năm nay, Cuộc thi người đẹp xứ Mường được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu, hướng tới chất lượng đang diễn ra rất khẩn trương. Cuộc thi được các tầng lớp nhân dân, các bạn trẻ quan tâm, ủng hộ. Năm nay, số lượng thí thí sinh khá đông, chất lượng cũng tốt. Bước đầu ghi nhận nhiều em có hình thể đẹp, duyên dáng và kiến thức khá cơ bản về văn hóa. Ban Giám khảo đang làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, để lựa chọn, tìm kiếm những người đẹp xứ Mường với đầy đủ tài, sắc vẹn toàn, tạo sức lan tỏa mới,xây dựng thương hiệu đại xứ quảng bá vẻ đẹp văn hóa, du lịch Hoà Bình.

 

L.T

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục