(HBĐT) - Cùng với nét văn hóa "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới” được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ trong văn học dân gian Mường, trang phục truyền thống của phụ nữ Mường có giá trị phong phú, đặc sắc, tinh tế - một hiện thân sống động của tư duy triết học và nghệ thuật tạo hình độc đáo bậc nhất trong chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc Mường.


Trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường trong các ngày lễ hội. 

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi đã từng viết: "Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!”. Quả thật cái hay, cái đẹp, tinh túy và thâm sâu nhất đã được khắc họa trên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường.

Hiện nay, bộ trang phục truyền thống thường được mặc vào các dịp lễ, Tết, còn ngày thường thì chỉ có các bà, các mẹ hay mặc. Đáp ứng nhu cầu của người mặc, ngày nay, trang phục truyền thống của phụ nữ Mường được thiết kế hiện đại với nhiều màu sắc bắt mắt. Nhưng trang phục truyền thống chủ yếu có hai màu sắc chính là nâu và trắng. Áo pắn (áo ngắn) có cánh thân ngắn đến chấm eo lưng, xẻ ngực, ống tay dài. Bên trong là loại áo báng (yếm) cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Điểm nhấn của bộ trang phục nằm ở đầu váy và cạp váy. Khi mặc, mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đặc biệt, phần cạp váy thể hiện sự tinh tế, khéo léo, sâu sắc của người dệt. Phần này thường do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau. Đi đôi với váy là bộ tênh, thường bằng vải đũi, màu xanh hoặc màu vàng, dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy, làm nổi eo người mặc. Bộ sà tích bằng bạc được móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước. Màu sắc bộ trang phục phụ nữ Mường không rực rỡ nhưng trang nhã, sâu sắc, thể hiện tính cách của người phụ nữ Mường - chân thành, trầm lắng và hết sức tinh tế. Qua bộ trang phục truyền thống xưa kia cũng thể hiện rõ được gia thế, độ tuổi, tầng lớp phụ nữ và các vùng Mường.

Đặc biệt, trong bộ trang phục của phụ nữ Mường, chiếc khăn đội đầu có ý nghĩa quan trọng. Khăn có màu trắng. Người Mường quan niệm màu trắng như một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ Mường đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh. Bên cạnh ý nghĩa về màu sắc, nét tinh tế, độc đáo, mang đậm tính triết học về nhân sinh quan của văn hóa Mường còn được thể hiện rất rõ trong cách đội khăn. Chiếc nút thắt của khăn nằm ở vị trí phía trên búi tóc thể hiện cho sự yên bình. Ngoài ra, bộ trang phục còn có áo chùng (chỉ mặc trong ngày lễ hội), khăn thắt áo, cạp cấu váy, vòng bạc, vòng cườm đeo cổ, đeo tay…

Những phụ nữ Mường khi diện trang phục truyền thống gắn kết với phong thái nhẹ nhàng, duyên dáng cảm thấy tự tin, mềm mại và uyển chuyển hơn. Mỗi chi tiết trên trang phục không chỉ thể hiện giá trị văn hóa mà còn cho thấy sự khéo léo của những cô gái. Những cô gái Mường khoác trên mình bộ trang phục rực rỡ, tựa như những bông hoa đủ màu sắc rực rỡ giữa đại ngàn Tây Bắc. Và có lẽ chính những điều này đã khiến người phụ nữ Mường Hòa Bình luôn cảm thấy tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

P.V (TH)


Các tin khác


Giao lưu văn hóa, văn nghệ chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III, năm 2019

(HBĐT) - Tối 14/10, tại Cung Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ III, năm 2019.

Huyện Lạc Sơn giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn - Mường Vang là 1 trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh. Văn hóa Mường có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống địa phương. Đến nay, một số phong tục, tập quán mang đậm bản sắc còn được lưu giữ trong đời sống nhân dân.

Đánh thức chiêng Mường trong lòng thành phố

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Sở VH-TT&DL, chúng tôi có dịp tìm hiểu về chiêng trong đời sống của cộng đồng người Mường phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Nơi mà ở bất kể xóm, tổ nào cũng đều có những nghệ nhân và lớp con cháu luôn trân quý những làn điệu chiêng, coi chiêng như báu vật, hồn thiêng của dân tộc mình.

Lạc Long ngày mới

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi trên những con đường bê tông sạch đẹp chạy vòng quanh xã, đồng chí Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Lạc Long (Lạc Thủy) giới thiệu: Đây là thôn Ngai Long – làng văn hóa quốc phòng - an ninh, đồng thời được lựa chọn là khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của xã. Đây là thôn Đồng Bầu – thôn duy nhất còn thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng đang có sự vươn lên. Khu vực này sản xuất rau an toàn được đầu tư đồng bộ của HTX Nông nghiệp… Càng đi, chúng tôi càng thấy ấn tượng với cuộc sống tươi đẹp và trù phú của xã Lạc Long hôm nay.

Báo Hòa Bình gặp mặt cộng tác viên năm 2019

(HBĐT) - Sáng 11/10, Báo Hòa Bình đã tổ chức hội nghị công tác viên (CTV), đánh giá công tác tuyên truyền năm 2019, thông qua kế hoạch, gợi ý nội dung tuyên truyền 2 số báo Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán 2020; nội dung tuyên truyền trọng tâm trên báo Hòa Bình trong năm 2020.

Phim Việt Nam cứ sai rồi mới “rút”

Mới đây, việc đơn vị sản xuất phim Ròm tự đăng ký và gửi tham dự Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Busan tại Hàn Quốc trong khi chưa được Cục Điện ảnh cấp phép phổ biến phim tại Việt Nam gây xôn xao dư luận. Chuyện các nhà sản xuất cứ đến khi bị phát hiện phim phạm luật mới xin rút phim dự thi diễn ra lâu nay nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục