Nhân kỷ niệm 100 năm kết thúc nền giáo dục Nho học tại Việt Nam (1919- 2019), chiều 23/12, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm chuyên đề "Một thời bút nghiên”.
Hiện vật trưng bày tại triển lãm.
Triển lãm đã giới thiệu đến công chúng nhiều tư liệu và hiện vật quý như: đề thi vòng thứ ba, khoa Ất Dậu niên hiệu Tự Đức năm thứ 8 (1855), nghiên mực bằng đá, bằng đồng, ống cắm bút bằng bạc, án thư bằng gỗ, ấn triện bằng đồng của Quốc Sử quán, hộp đựng sắc phong…
Những tư liệu và hiện vật trưng bày tại triển lãm giúp tái hiện một phần bức tranh nền giáo dục và khoa cử thời Nguyễn; những quan điểm của nhà nước quân chủ về giáo dục khoa cử trong lịch sử; những danh nhân khoa bảng của quốc gia thời kỳ này được lưu giữ trong Châu bản, các nguồn tư liệu Hán Nôm và hiện vật của gia đình các vị Tiến sĩ Nho học thời Nguyễn.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục và đào tạo nhân tài, sau khi thống nhất đất nước, Hoàng đế Gia Long đã xuống chiếu tổ chức và định lệ kỳ thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn vào năm 1807. Về sau, khi khoa cử đi vào lề lối, triều đình đã tổ chức kỳ thi Hội, thi Đình. Các vị vua triều Nguyễn đều chủ trương đề cao Nho học, có chính sách trọng thị đối với người tài đức.
Khách tham quan triển lãm.
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nền giáo dục Nho học ở Việt Nam suy yếu bởi nền giáo dục Tây học thay thế từng bước và đi đến chiếm lĩnh toàn bộ xã hội. Năm 1906, thực dân Pháp bắt đầu cải cách nền giáo dục, khoa cử trên toàn Đông Dương. Ở Kinh đô Huế, khoa thi Hương cuối cùng diễn ra vào năm 1918 và năm 1919 là khoa thi Hội cuối cùng, sau đó Hoàng đế Khải Định ban Dụ tuyên bố về việc áp dụng Luật "Giáo dục mới” vào ngày 14/7/1919, chính thức đặt dấu chấm hết cho khoa cử Nho học để chuyển sang hệ thống giáo dục Tây học.
Trưng bày chuyên đề "Một thời bút nghiên” mở cửa đến ngày 23/3/2020.
Theo TTXVN
Trong nhiều tác phẩm khai thác đề tài chiến tranh, thân phận người lính, số phận của chính những người bước qua cuộc chiến chưa được các nhà làm phim đề cập thỏa đáng.
(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp trong tỉnh.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 94 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm có 53 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia.
(HBĐT) - Năm 2019, huyện Lương Sơn có 146/146 khu dân cư (KDC) đăng ký bình xét "KDC văn hóa”. Kết quả bình xét cuối năm cho thấy, có 118/146 KDC (chiếm 80,8%) đạt tiêu chuẩn "KDC văn hóa”. Điều này cho thấy, việc bình xét đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, minh bạch để danh hiệu "KDC văn hóa” được trao cho những KDC xứng đáng, kiểu mẫu.
Chiều 19-12, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, khai mạc trưng bày "Thanh âm từ miền quá khứ tươi đẹp. Bộ sưu tập sứ Nga của Bảo tàng Hermitage”. Đây là dịp để công chúng hiểu biết thêm về lịch sử nghề gốm sứ tại Nga, được thưởng lãm một số sản phẩm gốm sứ đặc sắc của hai đất nước Việt Nam và Liên bang Nga với ngôn ngữ trưng bày hiện đại.