(HBĐT) - Những năm gần đây, khi về Yên Thủy vào mùa lễ hội, đặc biệt là ngày 6 tháng Giêng hàng năm - ngày khai hội đình Xàm (xã Phú Lai), mọi người không chỉ được hòa mình với hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi động, hấp dẫn mà còn cuốn hút với hoạt động trưng bày, mua bán sản phẩm thủ công truyền thống, nông sản đặc sản trên địa bàn.
Các thành viên tổ hợp tác làng nghề nấu rượu làng Đình, xã Phú Lai (Yên Thủy) kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
Lễ hội đình Xàm là nơi tái hiện những nét sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt qua hàng trăm năm với những hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người, góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi vậy, đình Xàm và lễ hội đình Xàm được coi là di sản văn hóa quý giá vùng Mường cổ của huyện Yên Thủy nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Theo các tài liệu Hán Nôm và các bậc cao niên cho biết, đình Xàm được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845). Đình thờ thành hoàng là nhân thần, người địa phương tên tục là Bùi Văn Khú (Đô Khú) cùng vợ là Thiên Tinh công chúa. Tương truyền Đô Khú sinh vào đầu thế kỷ XVIII, ở xóm Xàm, có nhiều công lao đánh giặc ngoại xâm, được vua trọng thưởng. Để tưởng nhớ công trạng của ông với quê hương, đất nước, nhân dân đã lập đình thờ tại khu vực gò Mè, thuộc xóm Xàm để thờ phụng. Đình Xàm hiện còn lưu giữ 11 bản sắc phong sắc sớm nhất năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), đến nay, đây là bản sắc phong sớm nhất của tỉnh Hòa Bình, sắc muộn nhất vào năm Khải Định thứ 9 (1924). Tháng12/2010, huyện Yên Thủy đã khởi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục dựng lại ngôi đình tại địa điểm cũ, kinh phí gần 11,4 tỷ đồng trên cơ sở kiến trúc và kết cấu của ngôi đình xưa.
Một phẩm vật không thể thiếu trong dịp lễ hội đình Xàm là rượu làng Đình, còn được gọi là rượu cổ truyền Đù Địn, một sản vật có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, được truyền lại từ hàng trăm năm trên vùng đất có suối nguồn và khí hậu trong lành, mát mẻ, đất đai màu mỡ. Ông Bùi Văn Vinh, tổ hợp tác làng nghề nấu rượu cổ truyền Đù Địn chia sẻ: Trước đây, xóm Đình, xã Phú Lai là xóm Đù Địn, xã Phú Thủy (Lạc Thủy). Vì thế chúng tôi đặt tên là "rượu Đù Địn”. Rượu Đù Địn được làm từ gạo nếp cái hoa vàng do người dân địa phương trồng trên những cánh đồng làng màu mỡ, được ủ bằng men lá hơn 3 tháng trong hang núi với nền nhiệt tự nhiên 260C, chưng cất kỹ bằng công nghệ truyền thống, hơi rượu được ngưng tụ qua những ống nứa dài dẫn xuống vỏ sành. Đây là cách cất rượu đặc biệt, không sử dụng hóa chất bảo quản nên rượu Đù Địn vừa được khử độc kỹ, vừa giữ được hương vị thơm ngon với màu vàng mơ của nếp cái hoa vàng. Hơn nữa, những vò rượu được cất giữ lâu năm trong hang núi Cưng đạt đến độ thơm ngon đặc biệt, sau khi thưởng thức đem lại cho thực khách cảm giác thơm ấm, ngon ngọt, hào hứng, bay bổng. Để đảm bảo chất lượng, rượu Đù Địn chỉ được sản xuất từ tháng 9 - 12. Bình quân mỗi năm, tổ hợp tác sản xuất khoảng 2.000 lít. Với độ an toàn thực phẩm cao, giá cả hợp lý và có tác dụng vượt trội như nhuận sắc, bổ khí, đem đến giấc ngủ êm ái... Rượu Đù Địn ngày càng được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Từ ý tưởng ban đầu, duy trì nghề nấu rượu để lưu giữ, bảo tồn nghề truyền thống cha ông để lại, đến năm 2018, tổ hợp tác ở xóm Đình, xã Phú Lai với tổng số 19 thành viên được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống và được Sở KH&CN cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu "Rượu cổ truyền Đù Địn”. Vì thế, nhiều năm qua, rượu Đù Địn không chỉ là sản vật được khách hàng trong huyện, tỉnh ưa chuộng mà còn có mặt ở nhiều thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… Đây cũng là cơ sở để xã Phú Lai xây dựng rượu Đù Địn thành sản phẩm OCOP của địa phương trong thời gian tới
Đức Phượng
Tháng 1 năm nay, chủ đề hoạt động của Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam là "Xuân vùng cao” với nhiều chương trình, sự kiện phong phú, hấp dẫn. Tháng "Xuân vùng cao” kéo dài đến hết 31-1.
Chương trình nghệ thuật "Giới thiệu gương mặt nghệ sĩ năm 2019" đã diễn ra sôi nổi tối 7/1/2020, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội) với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên, đại diện các đơn vị nghệ thuật trên cả nước.
(HBĐT) - Tại Trung tâm hoạt động TTN tỉnh, Tỉnh Đoàn và Sở GD&ĐT vừa phối hợp tổ chức Liên hoan các nhóm nhảy học sinh, sinh viên năm 2020 và tuyên dương tập thể, cá nhân đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt”, "Học sinh 3 rèn luyện”, "Học sinh 3 tốt” cấp tỉnh năm học 2018 - 2019.
(HBĐT) - Ngày 7/1, BCĐ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH" và BCĐ Công tác gia đình tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phong trào "TDĐKXDĐSVH” và BCĐ Công tác gia đình tỉnh chủ trì hội nghị.
Thay thế cho "Gặp nhau cuối năm” với phiên bản các Táo vào chầu Ngọc Hoàng lâu nay, chương trình "Gặp nhau cuối năm” xuân Canh Tý sẽ gặp lại khán giả trong một "hình hài” mới, với những bất ngờ thú vị, hài hước mà không kém phần ý nghĩa.