(HBĐT) - Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh thay mặt BTV Tỉnh uỷ ký ban hành Kết luận số 46-KL/TU, ngày 1/3/2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 20/1/2016 của BTV Tỉnh ủy khóa XVI về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hoá Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Theo đó, kết luận đã khẳng định: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mo Mường Hòa Bình giữ vai trò rất quan trọng đối với nền văn hóa dân tộc Mường nói riêng và nền văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung… Việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp của Di sản Mo Mường là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội về những giá trị Mo Mường đã từng bước thay đổi, nhất là sau khi Mo Mường được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia…
Để tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Mo Mường trên địa bàn tỉnh, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa, các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến di sản văn hóa Mo Mường. Tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành T.Ư, các địa phương liên quan lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường (tỉnh Hòa Bình) trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1349/QĐ-UBND, ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh. Tiến tới năm 2025 có trên 70% cán bộ, công chức các cấp trên địa bàn tỉnh biết đọc, viết chữ Mường để có thể tiếp cận trực tiếp được với Di sản Mo Mường.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của di sản văn hoá Mo Mường...
- Tổ chức Hội thảo nghiên cứu về các giá trị đắc sắc, tiêu biểu của Di sản văn hóa Mo Mường và những tác động, ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội, phát triển kinh tế và gắn phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tiến hành các bước đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc. Nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí đầu tư, phục hồi, tôn tạo một số di tích tiêu biểu để gắn với môi trường thực hành di sản Mo Mường...
- Nghiên cứu, biên soạn, phát hành cuốn Từ điển Mo Mường, tái bản cuốn Mo Mường Hòa Bình. Nghiên cứu, xây dựng bộ tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó chú trọng giới thiệu về giá trị của di sản Mo Mường và lồng ghép trong tài liệu nội dung dạy chữ Mường cấp độ cơ sở cho học sinh phổ thông các cấp.
- Đưa nội dung trình diễn văn hóa Mo Mường vào các chương trình sự kiện của tỉnh, các ngày hội giao lưu văn hóa theo định kỳ được quy định của Bộ VH-TT&DL để giới thiệu quảng bá sâu rộng về di sản văn hóa Mo Mường...
- Phân bổ nguồn lực từ ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội hóa trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung và Di sản Mo Mường nói riêng. Hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân trong việc truyền dạy, diễn xướng Mo Mường.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, xâm hại, hủy hoại giá trị Di sản.
P.V (TH)
(HBĐT) - Có tuổi đời hơn 400 năm. Trải qua biết bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, thậm chí, ngôi chùa với lối kiến trúc đặc trưng của chốn kinh kỳ xưa giữa vùng đất cổ Mường Thàng bị sập đổ, chỉ còn lại nền móng cũ và 2 cây hoa đại có tuổi đời hơn 400 năm còn hiện hữu. Nhưng với phúc âm nơi chốn linh thiêng vùng đất Mường Thàng, ngôi chùa đã được phục dựng như dáng vẻ ban đầu uy nghi, bề thế...
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế chiều 4-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Ngày 3/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hình ảnh, tài liệu hiện vật với chủ đề "Ký ức và di sản" do 23 cá nhân là nhà hoạt động ngoại giao, phóng viên ảnh, nữ bác sỹ và các nhà thiết kế thời trang áo dài… trao tặng.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lễ trao giải thưởng Quả cầu Vàng 2021 đã trở nên lặng lẽ hơn tại hai địa điểm chính diễn ra sự kiện là hội trường Rainbow Room ở New York và khách sạn Beverly Hilton tại California.
Sau thời gian ngưng chiếu tại các rạp phim trên toàn quốc để thực hiện công tác phòng dịch COVID-19, hiện chỉ có phim "Kiều @” là bộ phim Việt Nam đầu tiên được xuất hiện tại các rạp chiếu phim trên cả nước.