(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 173 di tích, thắng cảnh đã được đưa vào kiểm đếm với các loại hình: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn huyện được quan tâm, nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo, phục dựng, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương, gắn quảng bá với phát triển du lịch.
Người dân xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên quét dọn, giữ gìn vệ sinh khuôn viên đình Khói.
Năm 2019, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đình Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) được đầu tư phục dựng trên diện tích 1 ha, gồm nhà đình, khuôn viên, tường bao… với tổng nguồn vốn trên 6 tỷ đồng. Ngôi đình khang trang, uy nghi được dựng lên không chỉ phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, mà còn trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương. Ông Quách Văn Tiến, người trông coi đình Khói chia sẻ: Sau thời gian dài bị gián đoạn, đầu năm 2020, lễ hội đình Khói được phục dựng và tổ chức định kỳ vào tháng giêng hàng năm. Việc phục dựng lễ hội đình Khói có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân Mường Khói nói riêng và Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn nói chung. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc Mường Lạc Sơn, cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng và giải trí của Nhân dân.
Là huyện có số di tích được xếp hạng đứng thứ 3 toàn tỉnh, với hệ thống di tích khá phong phú, gồm: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh. Trong những năm qua, huyện đã có những giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, hành động của mỗi người về bảo tồn di tích. Các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian được bảo tồn, phát huy đúng tinh thần Luật Di sản văn hóa. Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích được thực hiện thường xuyên. Cùng với việc đầu tư của Nhà nước, huyện đẩy mạnh xã hội hoá việc tu bổ, tôn tạo di tích. Trong đó, Nhân dân đóng góp tiền, ngày công, tôn tạo, sửa chữa một số hạng mục ở các di tích đền Trường Khạ, đền Cây Đa (thị trấn Vụ Bản), đền Băng (xã Ngọc Lâu), đền Mẫu (xã Vũ Bình), đình Khênh (xã Văn Sơn)… Anh Bùi Văn Khuyên, công chức văn hóa xã Vũ Bình (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn xã có 3 di tích, gồm: Đình Cổi, đình Cảng, đền Mẫu. Năm 2014, xã phục dựng đền Cổi, đến năm 2018 được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Từ nguồn ngân sách Nhà nước đã đầu tư tôn tạo di tích đình Cổi, đình Cảng khang trang hơn, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm tinh, tín ngưỡng của người dân địa phương và các vùng lân cận. Bà con có ý thức trong việc gìn giữ, bảo vệ, giữ vệ sinh khuôn viên xung quanh di tích.
Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo di tích, Phòng VH-TT huyện tiếp tục tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương có di tích làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích. Huyện đang đề xuất giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục đầu tư, tôn tạo các di tích được xếp hạng đã bị xuống cấp, trong đó có di tích "Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu" xóm Bu Lọt, xã Tân Mỹ; đình Băng, xã Ngọc Lâu; hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa… Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử, văn hóa. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin cho biết, tháng 9/2023, nước ta đón trên 1,05 triệu lượt khách quốc tế. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp du lịch Việt Nam đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế.
(HBĐT) - Cùng với mo Mường, chiêng Mường, các câu hát đối giao duyên, làn điệu thường rang, bộ mẹng đang dần phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) và được tôn vinh, quảng bá ở nhiều sự kiện văn hóa, hội diễn văn nghệ của địa phương, của tỉnh. Tỉnh đã lập và trình hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước ghi danh nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng dân tộc Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(HBĐT) - Sáng 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận cho 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”.
(HBĐT) - Tối 28/9, tại Trung tâm Văn hóa thành phố, UBND thành phố Hoà Bình tổ chức Chương trình "Đêm hội trăng rằm” năm 2023. Dự và chung vui với thiếu nhi có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Thành uỷ, UBND thành phố Hoà Bình…
Năm nay thành phố Chí Linh lần đầu tiên tổ chức Festival Chí Linh-Hải Dương 2023. Với sản phẩm mới này cùng với các hoạt động của Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc, Chí Linh khát vọng tạo "bệ phóng” cho du lịch "cất cánh”.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tối 26/9 tại thủ đô Viêng Chăn, chùa Phật Tích phối hợp với Hội người Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn tổ chức chương trình vui Tết Trung thu với chủ đề Đêm hội Trăng rằm.