Đầu năm 2023, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức trao giải thưởng văn học năm 2022 song song với việc giới thiệu các hội viên mới của Hội.

Đạo diễn Xuân Phượng - tác giả cuốn hồi ký Gánh gánh gồng gồng.

Đạo diễn Xuân Phượng - tác giả cuốn hồi ký Gánh gánh gồng gồng.

Đáng chú ý trong năm nay, một trong những cây bút được kết nạp vào Hội Nhà văn thành phố là đạo diễn Xuân Phượng, tác giả cuốn hồi ký gây chú ý trong thời gian qua - Gánh gánh gồng gồng. Bà trở thành "nhà văn trẻ” khi vừa bước qua tuổi... 93.

Giống như trường hợp của nhà văn Mạc Can nổi tiếng với tác phẩm dài hơi đầu tay Tấm ván phóng dao, tác giả Xuân Phượng tạo ấn tượng ngay lần đầu ra mắt cuốn hồi ký bằng tiếng Việt (trước đó bà có viết tác phẩm Ao Dai bằng tiếng Pháp).

Cuốn sách được đông đảo độc giả đón nhận không chỉ vì nó kể về cuộc đời của một người phụ nữ Việt Nam trải qua những chặng đường lịch sử đầy biến động của dân tộc mà hơn hết, cuốn sách thu hút bởi mỗi trang viết đều đậm chất văn học với nhiều chi tiết đắt giá được tác giả thể hiện bằng giọng văn tinh tế.

Có lẽ vì tập hợp được các yếu tố đó, Gánh gánh gồng gồng đã được Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, và nhất là nó đã thuyết phục được nhiều độc giả, điều mà không phải cuốn sách đoạt giải nào cũng làm được. Sau hơn hai năm ra mắt (xuất bản năm 2020), cuốn hồi ký Gánh gánh gồng gồng đã tái bản lần thứ tư và tiếp tục chuẩn bị cho các lần in tiếp theo.

Sự thành công của Gánh gánh gồng gồng là một tín hiệu vui cho làng văn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cả nước nói chung. Tuy nhiên, đối với những người quan tâm đến văn học thành phố, tín hiệu vui đó không giúp những người yêu văn chương bớt lo nếu nhìn sâu hơn vào chất lượng của các tác phẩm văn học ở thành phố trong những năm gần đây.

Dù mỗi năm Hội Nhà văn thành phố đều xét giải thưởng văn học nhưng hầu hết những tác phẩm được trao giải vẫn chưa đủ sức nặng về chất lượng để tạo tiếng vang trong giới làm nghề lẫn sức hút đối với độc giả. Chính vì vậy, nhiều tác phẩm đoạt giải nhanh chóng rơi vào quên lãng, ít được nhắc đến.

Điều đáng nói, văn học thành phố vẫn còn thiếu nhiều tác phẩm mang hơi thở thời đại, phản ánh nhịp sống cuồn cuộn của một siêu đô thị đang đổi mới từng ngày. Hình ảnh con người trong bối cảnh mới, sự va chạm giữa giá trị truyền thống và hiện đại, hay sự tác động của các chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống người dân thành phố như thế nào… vẫn ít thấy hiện diện trong các tác phẩm văn học thời gian qua.

Nhìn lại dòng lịch sử văn học thành phố, chúng ta nhận thấy ở mỗi giai đoạn, thế hệ nhà văn đi trước đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dòng văn học yêu nước và cách mạng ở Sài Gòn đã gắn với quần chúng, bảo vệ, tôn vinh giá trị chân-thiện-mỹ, truyền thống văn hóa dân tộc, cảm hóa được lòng người.

Các nhà văn đã biến tác phẩm của mình thành kèn xung trận kêu gọi quần chúng tham gia cách mạng lên đường cứu nước, góp phần tạo nên sức mạnh toàn dân tộc để giành lấy hòa bình, giành lấy độc lập, tự do. Khi đất nước thống nhất, các lớp nhà văn mới tiếp tục xuất hiện đồng hành với con đường phát triển của thành phố.

Từ thời kỳ sau giải phóng, những năm khó khăn và khủng hoảng kinh tế, hay đến thời kỳ trước đổi mới, thời kỳ đổi mới và thời kỳ thành phố vươn mình mạnh mẽ, giai đoạn nào, thành phố cũng có những tác phẩm tiêu biểu, tạo dấu ấn trong lòng bạn đọc. Các lớp nhà văn tiếp tục dấn thân, hòa mình vào nhịp sống của thành phố, chắt lọc chất liệu và "chưng cất” chúng thành những đứa con tinh thần có giá trị.

Công bằng mà nói, thành phố vẫn tạo ra được nhiều cây bút trẻ thế hệ mới có nội lực. Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đang làm khá tốt công việc của mình đó là tập hợp đội ngũ sáng tác và tạo điều kiện cho anh em thâm nhập thực tế bằng những hoạt động hằng năm của Hội.

Những năm gần đây, nhiều cuộc thi viết liên tục được tổ chức đã tạo điều kiện cho các nhà văn, nhà thơ, trong đó có nhiều cây bút trẻ cất lên tiếng nói của mình. Tuy nhiên những cây bút trẻ ngày nay vẫn chưa thể tạo thành lớp sóng mạnh mẽ để có thể tự tin ghi dấu ấn của mình trên văn đàn.

Phải chăng những gì họ còn thiếu đó là sự dấn thân, niềm đam mê đối với văn chương như thế hệ trước từng có được? Dẫu sao, chúng ta vẫn hy vọng từ những tín hiệu vui như Gánh gánh gồng gồng sẽ tác động tích cực đến các cây bút trẻ, để họ nhìn lại mình và quyết liệt hơn với nghiệp văn chương, sẵn sàng cho ra đời những tác phẩm mang giá trị mới trong tương lai không xa.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng - Biểu tượng anh hùng cao đẹp

Ngày 20/12/2022, tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng và Khánh thành Tượng đài N’Trang Lơng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1912–1936). Đây là việc làm góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, khơi dậy khát vọng phát triển, quyết tâm xây dựng quê hương Đắk Nông giàu đẹp.

Thúc đẩy phát triển phong trào văn hóa, thể thao dân tộc

(HBĐT) - Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 75% dân số của tỉnh, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc khác. Giá trị văn hóa truyền thống và thể thao của các dân tộc được quan tâm, bảo tồn và phát triển. Qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch của vùng đồng bào DTTS.

Phát huy giá trị văn hóa Champa xứ Huế

Thừa Thiên Huế hiện có một hệ thống các di tích và hiện vật Champa phong phú và đa dạng, phản ánh rõ nét về giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời và đáng tự hào này. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Champa tại Thừa Thiên Huế là một thành tố quan trọng để phát huy bản sắc văn hóa Huế - một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cây si của người Mường

(HBĐT) - Người Mường không có tục thờ cây si riêng rẽ như người Việt ở các vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ mà thờ cây si luôn gắn với việc cúng vía. Có hơn chục loại cúng vía khác nhau, nhưng chỉ có cúng vía cho người già (la̒ mṷ thố), cúng vía cho trẻ thơ, cho người còn sống khi anh em hoặc chị em có người mất (mṷ thắi) thì mới cúng đến cây si (lêênh khi). Bài viết này chỉ giới thiệu bài cúng vía tiêu biểu là Mụ thố: Vía cho người già từ 60 tuổi trở lên. Dưới tuổi đó không làm Mụ thố.

Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề: "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

Khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình 

(HBĐT) - Tối 15/12, tại nhà văn hoá xã Tân Lập (Lạc Sơn), Sở VH-TT&DL phối hợp với huyện Lạc Sơn tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình, năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục