Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. Đây là một quyết sách mới của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng mong muốn của người dân trong việc thể hiện tình cảm, khẳng định tấm lòng son sắt đối với Người.

Triển lãm tranh về Học tập và làm theo Bác tại Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Triển lãm tranh về Học tập và làm theo Bác tại Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Dù đây là chủ trương mới, chưa có tiền lệ, song việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố mang tên Bác đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến từng địa phương, đơn vị. Nhiều hoạt động, mô hình về không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng từ tình cảm của người dân thành phố dành cho Bác Hồ đã từng bước tạo nên một không gian văn hóa mang màu sắc riêng.

Lan tỏa không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm nay đã trở thành một địa chỉ văn hóa tiêu biểu được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm mỗi khi đến thành phố. Người dân, du khách đến tìm những quyển sách yêu thích và tham dự những buổi ra mắt sách, những chương trình tọa đàm, giao lưu ở nhiều lĩnh vực, hay đơn giản đến đây để tận hưởng giây phút tĩnh lặng dưới hàng me xanh mát - một không gian rất khác ở ngay trung tâm thành phố sôi động.

Đặc biệt, từ cuối năm 2021, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Công ty Đường sách thành phố ra mắt tủ sách "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại địa điểm này. Tủ sách trở thành điểm nhấn của Đường sách, góp phần lan tỏa giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người.

Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bên cạnh tủ sách về Học tập và làm theo Bác, Đường sách thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm, ra mắt sách về đề tài học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thu hút người dân và du khách đến tham quan.

Bên cạnh tủ sách về Học tập và làm theo Bác, Đường sách thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm, ra mắt sách về đề tài học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thu hút người dân và du khách đến tham quan.

                        Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam

Thời gian qua, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, đơn vị, cơ quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong đơn vị của mình.

Dù thành phố chưa có chương trình hành động về thực hiện chủ trương này nhưng mỗi tổ chức cơ sở đảng, mỗi cơ quan, đơn vị, khu phố… đều chủ động thực hiện không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại cơ sở, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quận 1 là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nhất là trên không gian mạng.

Đồng chí Nguyễn Trung Châu Tuyên, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 1 cho biết, nhằm hướng đến mọi đối tượng, Quận 1 đẩy mạnh khai thác và tận dụng mặt tích cực của mạng internet và các nền tảng mạng xã hội trong hoạt động tổ chức tuyên truyền, quảng bá các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trên Trang tin điện tử Đảng bộ quận và thông qua hệ thống Trang cộng đồng Cột cờ Thủ Ngữ (Facebook, YouTube, Zalo), trong năm qua, hàng nghìn bài viết, đoạn phim ngắn, infographic, tài liệu liên quan được đăng tải, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng xã hội.

Trang cộng đồng Cột cờ Thủ Ngữ liên kết với gần 120 trang fanpage của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trên không gian mạng. "Từ năm 2021 trên hệ thống Trang cộng đồng Cột cờ Thủ Ngữ đã lập các chuyên mục "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh-Biên niên sử truyền hình” và "Hồ Chí Minh-Chân dung một con người”.

Ngoài ra, trên hệ thống Trang cộng đồng Cột cờ Thủ Ngữ còn có các chuyên mục về học tập Bác, như: "Học tập và làm theo Bác kính yêu”, "Nhớ lời Bác dạy”,"Học Bác mỗi ngày”,"Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh” thu hút hàng triệu lượt xem, tương tác, chia sẻ, tạo nên sức lan tỏa nhanh, rộng khắp đến các cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân”- đồng chí Nguyễn Trung Châu Tuyên thông tin thêm.

Việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh còn lan tỏa mạnh mẽ ở trong nhà trường. Cô Nguyễn Thị Thu Lan, Hiệu trưởng Trường mầm non Măng non 2, Quận 10 chia sẻ, nhà trường vừa ra mắt không gian văn hóa Hồ Chí Minh khá ấn tượng.

Không gian được đặt trang trọng ở tầng 2 của nhà trường và có 4 khu vực chính: Bác Hồ với thiếu nhi; Tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh Trường mầm non Măng Non 2 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”; trưng bày giới thiệu các tác phẩm về Bác Hồ; trưng bày các mô hình như: Nhà sàn Bác Hồ, Bến Nhà Rồng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được sắp xếp và bài trí như Bảo tàng Hồ Chí Minh thu nhỏ.

Những tư liệu và hiện vật tại không gian được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh của trường cùng đóng góp… Qua không gian này, chúng tôi mong muốn bồi dưỡng thêm cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường về lòng yêu nước”- cô Nguyễn Thị Thu Lan, Hiệu trưởng Trường mầm non Măng Non 2, chia sẻ.

Cần đi vào chiều sâu

Việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đó là việc xây dựng những công trình, thiết chế văn hóa gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Bác.

Các địa chỉ: Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng, Di tích quốc gia Nhà số 5 Châu Văn Liêm và một số công trình nghệ thuật, tượng Bác được đặt những nơi trang trọng. Đã có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, chương trình nghệ thuật về Bác như thơ ca, nhạc, kịch, điện ảnh, cải lương… có chất lượng cao và hấp dẫn công chúng.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai nhiều năm qua đạt được những kết quả nhất định và có nhiều tấm gương điển hình sinh động trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, theo đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, công trình, thiết chế văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ trên địa bàn thành phố còn ít.

Bên cạnh đó, việc học tập và làm theo Bác; sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về học tập và làm theo Bác cần triển khai sâu rộng hơn nữa. Đánh giá việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm nhận định có cả ưu điểm lẫn hạn chế. Ưu điểm là không cần các chỉ thị, văn bản, việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của các địa phương, đơn vị và lan tỏa đến từng khu phố, gia đình. Đây là tình cảm của người dân dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố thời gian qua, tại một vài nơi vẫn còn mang tính hình thức, rập khuôn, chạy theo số lượng mà chưa đi vào chiều sâu, chất lượng của các mô hình thực hiện.

Những hạn chế trên cho thấy mỗi cấp ủy đảng, mỗi địa phương, đơn vị đến từng cán bộ, đảng viên, người dân cần nâng cao nhận thức và hành động về vấn đề này.

Theo đồng chí Phạm Phương Thảo, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần được đặt trong bối cảnh mới, với việc xác định quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu rõ ràng. Đây được xem là nhiệm vụ lâu dài nhưng cần phấn đấu để tạo điểm nhấn quan trọng trong nhiệm kỳ 2020-2025.

"Trước hết là xây dựng văn hóa, con người thành phố phát triển toàn diện gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế-xã hội gắn với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” - đồng chí Phạm Phương Thảo cho hay.

Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố sông nước phương nam, là điểm hội tụ, tái cấu trúc và lan tỏa văn hóa ở khu vực phía nam, có đủ các điều kiện để xây dựng và phát huy mô hình văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo định hướng hội nhập thời đại, hội nhập khu vực và có bản sắc riêng.

Để làm được như vậy, thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng chiến lược phát triển con người và văn hóa thành phố có trọng tâm, có hiệu quả gắn với hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng, thành phố mang tên Người cần nghiên cứu và lựa chọn nội dung trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với những giá trị văn hóa con người thành phố để đẩy mạnh học tập, tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân; tránh bệnh hình thức, quan tâm hơn nữa đến chất lượng, tính sáng tạo riêng của từng địa phương. Thành phố cần xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh hiện đại có sự đầu tư trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải.

Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết, không gian văn hóa Hồ Chí Minh có thể xem là công trình lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, góp phần lan tỏa giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh có thể xem là công trình lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, góp phần lan tỏa giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu

Mỗi đơn vị, địa phương vì thế cần phát huy vai trò của các lực lượng trong xây dựng, phát triển không gian văn hóa Hồ Chí Minh, với sự dẫn dắt, định hướng, gương mẫu của các cán bộ, đảng viên. Mỗi tổ chức, đơn vị cần có giải pháp phù hợp để người dân đồng lòng, chủ động tham gia và có thể thụ hưởng được ngày càng nhiều các giá trị, lợi ích từ thiết chế văn hóa này. Trong quá trình triển khai cần phát huy các thiết chế, mô hình về văn hóa-lịch sử trên địa bàn Thành phố để vừa xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh vừa góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở thành phố mang tên Bác ảnh 1

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh nhà trường cung cấp)

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề: "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

Khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình 

(HBĐT) - Tối 15/12, tại nhà văn hoá xã Tân Lập (Lạc Sơn), Sở VH-TT&DL phối hợp với huyện Lạc Sơn tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình, năm 2022.

Tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa

"Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Triển lãm ''Nhớ Barbara'' - những mảnh ghép ký ức của phụ nữ trong chiến tranh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), 10 năm đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp năm (2013 - 2023), chiều 14/12, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với nhiếp ảnh gia và quay phim tư liệu Maureen Ragoucy (Pháp) tổ chức khai mạc triển lãm "Nhớ Barbara" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Liên hoan đàn phím điện tử và nhạc cụ dân tộc tỉnh năm 2022

(HBĐT) - Thành đoàn Hòa Bình phối hợp Trung tâm hoạt động thanh, thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Liên hoan đàn phím điện tử và nhạc cụ dân tộc tỉnh năm 2022.

Huyện Yên Thủy bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hoá các dân tộc

(HBĐT) - Huyện Yên Thuỷ có trên 6,1 vạn dân, 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30%. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, độc đáo, tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục