(HBĐT) - Ngày 20/12, Sở VH-TT&DL tổ chức hội nghị thông báo kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ 2 di tích cấp quốc gia mái đá làng Vành, xã Yên Phú và hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn). Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, UBND huyện Lạc Sơn, UBND xã Tân Lập và Yên Phú.


Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á báo cáo kết quả khai quật khảo cổ 2 di tích quốc gia hang xóm Trại và mái đá làng Vành (Lạc Sơn).

Thực hiện Quyết định số 1052, ngày 6/5/2022 của Bộ VH-TT&DLvề việc khai quật khảo cổ, Sở VH-TT&DL, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, khai quật khảo cổ tại di tích cấp quốc gia mái đá làng Vành ở xóm Vành, xã Yên Phú và di tích khảo cổ cấp quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn). Đến nay, công tác khai quật khảo cổ 2 di tích quốc gia đã hoàn thành. Kết quả khai quật là nguồn tư liệu mới, góp phần làm phong phú thêm nội dung Văn hoá Hoà Bình, góp phần thiết thực cho công tác kỷ niệm 90 năm xác lập, nghiên cứu nền Văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam, tôn vinh giá trị di sản văn hoá, tri ân nhà khảo cổ học người Pháp Madeilen Colani cùng nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu tiền sử, quản lý văn hoá trong và ngoài nước.

Di tích khảo cổ cấp quốc gia mái đá làng Vành, thời gian khai quật từ ngày 15/5 - 15/10/2022, khai quật 4 hố thám sát và 1 hố khai quật với diện tích 39 m2. Đã phát hiện được dấu vết của một số bếp lửa, các cụm xương động vật và các cụm đá tảng cuội có thể liên quan đến chỗ ngồi chế tác công cụ hay chế biến thức ăn của người tiền sử ở mái đá làng Vành; các hố bên ngoài hang không phát hiện được dấu vết di tích. Trong các hố khai quật và thám sát đã thu được khối lượng khá lớn di vật, chủ yếu là đồ đá, đồ xương, đồ gốm và nhuyễn thể; có thêm 7 niên đại tuyệt đối cho di tích mái đá làng Vành, sau khi có kết quả hiệu chỉnh vòng cây sẽ có niên đại tuyệt đối sớm nhất ở di tích này lên tới 25 triệu năm cách ngày nay.

Di tích khảo cổ cấp quốc gia hang xóm Trại, thời gian khai quật từ ngày 15/5 - 15/10/2022, khai quật 4 hố với tổng diện tích 37 m2. Khai quật phần còn lại của tầng văn hoá trong làng hang xóm Trại ở các hố H2 và H3, xác định tính xáo trộn, những phạm vi còn nguyên vẹn của di tích; khai quật hố H1 và TS 1 bên ngoài liền kề hang xóm Trại; thu được nhóm các di tích bếp lửa, các tảng/khối đá kê làm nơi chế tác công cụ đá, xương và nhiều khả năng có liên quan đến hoạt động chế biến thức ăn của người tiền sử; thu thập được một lượng mẫu lớn phục vụ cho công tác phân tích giám định niên đại tuyệt đối, thạch học, bào tử và phấn hoa...; thu thập được khối lượng lớn di tích, chủ yếu là đồ đá, đồ xương và ít đồ gốm; có thêm 1 niên đại tuyệt đối cho hang xóm Trại.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đề xuất, kiến nghị một số vấn đề như: Tiếp tục cho triển khai công tác nghiên cứu và khai quật bằng phương pháp vi tư liệu nhằm lấy mẫu phân tích niên đại tuyệt đối mới cho 2 di tích; xây dựng hồ sơ đăng ký xếp hạng di sản cấp quốc gia đặc biệt cho 2 di tích.

Đỗ Hà



Các tin khác


Phát huy giá trị văn hóa Champa xứ Huế

Thừa Thiên Huế hiện có một hệ thống các di tích và hiện vật Champa phong phú và đa dạng, phản ánh rõ nét về giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời và đáng tự hào này. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Champa tại Thừa Thiên Huế là một thành tố quan trọng để phát huy bản sắc văn hóa Huế - một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cây si của người Mường

(HBĐT) - Người Mường không có tục thờ cây si riêng rẽ như người Việt ở các vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ mà thờ cây si luôn gắn với việc cúng vía. Có hơn chục loại cúng vía khác nhau, nhưng chỉ có cúng vía cho người già (la̒ mṷ thố), cúng vía cho trẻ thơ, cho người còn sống khi anh em hoặc chị em có người mất (mṷ thắi) thì mới cúng đến cây si (lêênh khi). Bài viết này chỉ giới thiệu bài cúng vía tiêu biểu là Mụ thố: Vía cho người già từ 60 tuổi trở lên. Dưới tuổi đó không làm Mụ thố.

Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề: "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

Khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình 

(HBĐT) - Tối 15/12, tại nhà văn hoá xã Tân Lập (Lạc Sơn), Sở VH-TT&DL phối hợp với huyện Lạc Sơn tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình, năm 2022.

Tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa

"Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Triển lãm ''Nhớ Barbara'' - những mảnh ghép ký ức của phụ nữ trong chiến tranh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), 10 năm đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp năm (2013 - 2023), chiều 14/12, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với nhiếp ảnh gia và quay phim tư liệu Maureen Ragoucy (Pháp) tổ chức khai mạc triển lãm "Nhớ Barbara" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục