Một dự án âm nhạc cổ điển kết hợp với nhạc dân tộc đang được các nghệ sĩ Trí Minh, Triệu Tú My và Giám đốc sản xuất Phạm Trần Thọ bắt tay vào thực hiện, với mong muốn giúp các em học sinh ở lứa tuổi từ 12-16 được tiếp cận với âm nhạc hoàn thiện, đạt chuẩn, cùng với nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa.
Một chương trình thử nghiệm của Solla Music tại Pù Luông (Thanh Hóa). (Ảnh: Solla Music)
Solla Music - Hòa nhạc sân trường sẽ là một chuỗi Festival âm nhạc được tổ chức tại các sân trường PTTH và THCS trên toàn quốc với sự hỗ trợ về chuyên môn và tham gia biểu diễn của hơn 100 nghệ sĩ/nhà giáo trong lĩnh vực âm nhạc đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, các trường PTTH/THCS, Trung tâm nghệ thuật uy tín… Ngoài ra, Festival còn có sự góp mặt của ban nhạc Ngũ Cung và ban nhạc da LAB, những nhóm nhạc đình đám đang được giới trẻ yêu mến hiện nay.
Các thành viên sáng lập Solla Music: Phạm Trần Thọ, Triệu Tú My và Trí Minh.
Nhạc sĩ Trí Minh, một trong các thành viên sáng lập Solla Music cho biết, Mục tiêu của Solla Music - Hòa nhạc sân trường là đưa nhạc cổ điển và âm nhạc dân tộc tới trường học, tạo lập sân chơi dành cho các nghệ sĩ trẻ, sinh viên/học sinh yêu âm nhạc và năng khiếu, nhằm phát triển một cộng đồng cảm thụ âm nhạc - nghệ thuật làm nền tảng cho một xã hội văn minh, phát triển thịnh vượng… "Solla Music - Hòa nhạc sân trường sẽ thể hiện rõ nhất concept đưa âm nhạc đến với cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng học sinh, sinh viên, phụ huynh. Thông qua hoạt động này, các loại hình âm nhạc khó tiếp cận như âm nhạc cổ điển sẽ đến gần hơn với các đối tượng khán giả. Hơn nữa là các em học sinh - sinh viên sẽ được tham gia các hoạt động nghệ thuật giúp các em hình thành nên tính cách tốt trong tương lai” - nhạc sĩ Trí Minh nói.
Chia sẻ về lý do xây dựng chương trình cùng các đồng nghiệp, Tiến sĩ âm nhạc Triệu Tú My cho biết, nhiều bạn trẻ học âm nhạc cổ điển thường không hiệu quả, bị đứt gãy giữa chừng, rất đáng tiếc. Nhiều bạn trẻ chia sẻ với Tiến sĩ rằng không hiểu gì về âm nhạc, cả truyền thống và cổ điển, trong khi đằng sau âm nhạc là cả một nền văn hóa. Ở Việt Nam, học sinh có rất ít cơ hội được tiếp xúc với âm nhạc dân tộc, và bản thân âm nhạc dân tộc cũng có không nhiều cơ hội trình diễn, chỉ trong một số chương trình lớn, hoặc trong các chương trình ngoại giao văn hóa ở nước ngoài.
"Và tôi chia sẻ điều này với bạn tôi là Co-founder Phạm Trần Thọ và nảy ra ý tưởng đưa âm nhạc cổ điển và âm nhạc dân tộc lên chung một sân khấu. Tôi muốn khán giả được tiếp cận đến hai màu sắc âm nhạc trên trong cùng một buổi biểu diễn. Và để các bạn trẻ thích thú với âm nhạc cổ điển và dân tộc thì những chương trình như thế này phải diễn ra thường xuyên. Tôi hy vọng những việc chúng tôi làm sẽ có ích cho cộng đồng” - Tiến sĩ Triệu Tú My nói.
Bạn trẻ Hà Quang Thái chơi sáo tại một buổi biểu diễn của Solla Music.
Chương trình mở màn của Festival sẽ diễn ra vào tối 25/3, tại trường PTTH Chu Văn An, Hà Nội, với các điểm nhấn chính gồm âm nhạc cổ điển sẽ kết hợp với nhạc rock của ban Ngũ Cung, âm nhạc dân tộc sẽ giao thoa với âm nhạc của nhóm Dalab. Ngoài ra, còn có một số tác phẩm thể hiện sự giao thoa giữa âm nhạc cổ điển và âm nhạc dân tộc. Chương trình sẽ có sự tham gia của ca sĩ Khánh Linh, dàn nhạc giao hưởng và một bạn trẻ 16 tuổi người Thái tự học trình diễn sáo. Đó là Hà Quang Thái 16 tuổi, ở Pù Luông, rất yêu âm nhạc và đã mày mò tự học chơi sáo qua Youtube. Hà Quang Thái sẽ trình diễn cùng các học sinh đang học âm nhạc dân tộc ở Học viện Âm nhạc Quốc gia. Trong chương trình, ê kíp sản xuất sẽ trao học bổng cho Thái.
Nghệ sĩ Triệu Tú My cho biết, hiện nay, Solla Music đã quyết định tài trợ kinh phí cho Hà Quang Thái đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội vào mỗi cuối tuần để theo học lớp bổ túc âm nhạc với các thầy, nhằm thi vào hệ Trung cấp Khoa Nhạc cụ dân tộc của Học viện Âm nhạc Quốc gia từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay. "Đây là hoạt động mang tính cộng đồng, gắn kết với các giá trị nhân văn của Solla Music. Tức là khi đến biểu diễn ở đâu, chúng tôi cũng sẽ tìm kiếm các nhân tố tài năng và giúp đỡ để họ có cơ hội được phát triển tài năng”, nhạc sĩ Trí Minh nói.
"Chúng tôi hướng tới tổ chức các sự kiện âm nhạc trong chuỗi Solla Music – Hoà nhạc sân trường theo hình thức của một Festival. Bất kỳ ai tham gia sự kiện này đều được hòa mình vào không gian âm nhạc rất mở. Màu sắc âm nhạc sẽ là đa thể loại, âm nhạc truyền thống cùng âm nhạc cổ điển sẽ hòa trộn với các loại hình âm nhạc đương đại như: Pop, Rock, Jazz… Đó cũng là cơ hội để các bạn trẻ đến gần hơn với âm nhạc cổ điển và âm nhạc truyền thống - những loại hình âm nhạc chứa đựng nhiều giá trị nhưng lại đang bị giới trẻ xao nhãng, thờ ơ”, Co-founder Phạm Trần Thọ chia sẻ.
Ban tổ chức cũng cho biết, mặc dù giá vé khá cao, do sân khấu được đầu tư kỹ về âm thanh, tuy nhiên mức giá dành cho học sinh tùy theo các độ tuổi lại được giảm giá rất thấp. "Chúng tôi có nhiều hình thức hỗ trợ, tặng vé cho các em, và các em có thể đổi lại bằng những hoạt động xã hội thiết thực theo các chương trình của chúng tôi tổ chức”, Giám đốc sản xuất Phạm Trần Thọ nói.
Với các nghệ sĩ làm chương trình, con người với một nền tảng phát triển cân bằng cả về văn hóa và thể chất, cùng với kiến thức mới có thể vươn ra thế giới, có thể thành công được.
"Chúng ta sẽ kéo các bạn trẻ đến gần hơn với âm nhạc đại chúng nói chung và âm nhạc cổ điển cũng như dân tộc nói riêng. Khi chúng ta tạo ra được một cộng đồng tốt thì xã hội mới phát triển được” – Giám đốc sản xuất Phạm Trần Thọ chia sẻ.
Theo Báo Nhân Dân
Tối 25-2, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh long trọng tổ chức khai mạc Festival "Về miền Quan họ-2023”, kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh với chủ đề "Miền di sản-Tinh hoa và bản sắc". Đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.
Ngày 22/2, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo giới thiệu chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943 - 2023).
Tối ngày 25/2/2023, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh sẽ khai mạc Festival Về miền Quan họ 2023 với nhiều nội dung đặc sắc.
(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện gần 20 km. Xã hiện có hơn 2.400 nhân khẩu, 99,3% dân số là người dân tộc Mường. Sau sáp nhập, xã từ 8 xóm giảm còn 5 xóm, gồm: Dân Lập, Nghia, Thống Nhất, Thượng, Sào Vót. Trước đây, 8 xóm đều có nhà văn hóa, sân tập luyện thể dục thể thao (TDTT). Từ khi sáp nhập đến nay, 3 nhà văn hóa và sân thể thao dôi dư vẫn được sử dụng làm địa điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho người dân.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu quan trọng là tạo chuyển biến đồng bộ về lĩnh vực văn hóa - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới (NTM). Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết, huyện đã tạo được những chuyển biến tích cực khi quyết tâm xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng NTM, từ đó có đà phát triển thuận lợi để hướng tới các mục tiêu đề ra.
Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.