(HBĐT) - Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc được cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Sơn quan tâm thực hiện. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành 9 nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó có 2 nghị quyết về lĩnh vực văn hoá, gồm: Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 26/7/2021 về phát triển du lịch; Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 22/12/2021 về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường trên địa bàn.


Các nghệ nhân đến từ câu lạc bộ hát thường rang, bộ mẹng xã Ngọc Sơn và xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) hát giao lưu.

Với dân số trên 1,4 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người dân trong huyện có đời sống văn hoá đa dạng, bản sắc. Toàn huyện lưu giữ gần 18.000 nhà sàn Mường, duy trì 58 câu lạc bộ (CLB) thể dục thể thao, 252 đội văn nghệ xóm, phố, 1 CLB mo Mường cấp huyện, 7 CLB hát thường rang, bộ mẹng cấp xã, 3 CLB thơ ca, 189/252 xóm, phố đã xây dựng hương ước, quy ước. Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin huyện, bên cạnh thuận lợi thì công tác bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống còn một số khó khăn nhất định như địa bàn rộng; số nghệ nhân và những người am hiểu về văn hoá truyền thống không nhiều; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể còn hạn chế.

Thực hiện Luật Di sản văn hoá, UBND huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo tiến hành kiểm kê đưa vào danh mục 196 điểm di tích, danh thắng, trong đó 75 điểm di tích, danh thắng được UBND tỉnh đưa vào danh mục quản lý. Hiện có 16 di tích, danh thắng được các cấp xếp hạng. Đây là tiềm năng cho phát triển ngành văn hoá, du lịch và phát triển KT-XH của huyện. Đáng chú ý, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đã được các ngành, địa phương tu bổ, tôn tạo đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần cho người dân, tiêu biểu là di tích đình Cổi - xã Vũ Bình, đình Khói – xã Ân Nghĩa, đình Khênh - xã Văn Sơn, di tích lịch sử cách mạng Tây Tiến – xã Thượng Cốc.

Bên cạnh đó, huyện tiến hành kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm tiếng nói, chữ viết, trang phục, mo Mường, chiêng Mường, hát dân ca Mường… Các lễ hội truyền thống được khôi phục và duy trì tổ chức tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, gồm: lễ hội đu Vôi, lễ hội đền Thượng, lễ hội đền Trường Khạ ở thị trấn Vụ Bản; lễ hội đình Khói ở xã Ân Nghĩa; lễ hội đình Băng ở xã Ngọc Lâu; lễ hội đình Khênh ở xã Văn Sơn; lễ hội hang Khụ Dúng ở xã Nhân Nghĩa; lễ hội đình Cổi ở xã Vũ Bình; lễ hội xuống đồng ở xã Yên Phú.

Đến nay, toàn huyện có 8 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng, trong đó có 1 Nghệ nhân Nhân dân, 7 Nghệ nhân Ưu tú. Những người nắm giữ di sản được quan tâm động viên, khích lệ kịp thời. Mới đây, Huyện uỷ đã tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành có nhiều cống hiến cho công tác bảo tồn văn hoá truyền thống trên địa bàn huyện nhân dịp xuân Quý Mão 2023. Huyện cũng có chính sách cho những người đi nghiên cứu, phục dựng và truyền dạy di sản cho các thế hệ; tạo điều kiện giúp các nghệ nhân tham gia trình diễn, gắn kết việc bảo tồn các di sản với hoạt động du lịch.

Để tăng cường bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc trong thời gian tới, huyện Lạc Sơn tập trung tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, nhất là mo Mường, hát thường rang, bộ mẹng; mở các lớp truyền dạy di sản văn hoá; đưa hát thường rang, bộ mẹng vào trường học trong chương trình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thông qua các hoạt động bộ môn âm nhạc, lồng ghép trong giờ học tự chọn, sinh hoạt tập thể hoặc ngoại khoá; tổ chức liên hoan, giao lưu, hội thi, hội diễn; các xã, thị trấn vận động thành lập các CLB…

Bùi Minh


Các tin khác


Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Sơn: Đẩy mạnh hoạt động nhân đạo, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dũng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Sơn cho biết: "Thời gian qua, Hội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có sức lan tỏa, hướng đến những đối tượng, hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, nhất là tại địa bàn vùng sâu, vùng xa. Các phong trào, cuộc vận động như: "Tết nhân ái”, "Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, "Ngân hàng bò”, xây nhà "Chữ thập đỏ”, hiến máu tình nguyện, tặng học bổng cho học sinh nghèo… đã đem lại hiệu quả tích cực, giúp các đối tượng yếu thế vơi bớt khó khăn trong cuộc sống".

Huyện Lạc Thuỷ thông qua hồ sơ khoa học di tích đền Cò Lào và đình Láo 

(HBĐT) - UBND huyện Lạc Thủy vừa tổ chức hội nghị thông qua hồ sơ khoa học di tích lịch sử đình Láo xã Hưng Thi và đền Cò Lào, xã Thống Nhất.

Đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh

Ngày 5/3, UBND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm đình Hương Canh.

Xã Lạc Thịnh: Nhân rộng mô hình câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Cách đây hơn 1 năm, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) thành lập điểm câu lạc bộ (CLB) “Bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” xóm Trác. Năm 2022, mô hình được nhân rộng tại chi hội phụ nữ xóm Đình Vặn. Các CLB được cấp ủy chi bộ xóm quan tâm, tạo điều kiện và nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của hội viên.

Hội LHPN thành phố Hòa Bình sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

(HBĐT) - Hội LHPN thành phố Hòa Bình vừa tổ chức chương trình giao lưu dân vũ; hoạt động hưởng ứng "Tuần lễ áo dài” – kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3/2023.

Xã Mai Hạ chung tay xây dựng đời sống mới

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 7 km, xã Mai Hạ (Mai Châu) có 5 khu dân cư, 711 hộ, 2.784 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm trên 80%. Đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo chuyển biến trong phát triển KT-XH của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục