Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng ở huyện Kim Bôi được duy trì và phát triển. Hoạt động văn nghệ ở thôn, xóm và các xã, thị trấn đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.


Đội văn nghệ xóm Thao Cả, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) biểu diễn tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thời gian qua, từ 20h, đội văn nghệ quần chúng xóm Thao Cả, xã Vĩnh Tiến lại có mặt ở nhà văn hóa xóm để tập luyện chuẩn bị cho ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của khu dân cư. Đôi tay rắn rỏi cầm cuốc, liềm làm ruộng hàng ngày trở nên mềm mại, linh hoạt uốn lượn, lúc thì tạo hình cánh bướm hay bông hoa đang nở, lúc lại diễn tả những hoạt động gắn với phong tục, tập quán và đời sống hằng ngày rất sinh động.

Chị Bạch Thị Thậm, đội văn nghệ xóm Thao Cả chia sẻ: Chị em trong đội văn nghệ ai cũng hào hứng, chăm chỉ tập luyện, vừa khỏe, vừa vui, xua tan bao mệt nhọc. Ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, thành viên đội văn nghệ còn tự nguyện góp tiền mua trang phục, đạo cụ biểu diễn. Chúng tôi tích cực tham gia giao lưu học hỏi giữa các đội, các địa phương, tham gia các hội thi, hội diễn phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ cho mọi người.

Hiện nay, huyện Kim Bôi có 158 đội văn nghệ, hơn 5 nghìn diễn viên quần chúng. Mỗi đội văn nghệ trung bình có 10 hạt nhân là các diễn viên không chuyên, người cao tuổi, đoàn viên, thanh niên.  Dù bận công việc sản xuất, nhưng thành viên các đội văn nghệ vẫn luôn thu xếp để dựng bài, tập luyện cùng nhau. Ngoài nguồn kinh phí được hỗ trợ, đa số các đội văn nghệ tự nguyện đóng góp kinh phí mua đài, loa, trang phục, đạo cụ phục vụ cho các buổi biểu diễn. Đồng thời, tham gia hoạt động biểu diễn ở cơ sở và các chương trình văn hóa, nghệ thuật của huyện, tỉnh.

Năm 2022, đội văn nghệ quần chúng cơ sở  của huyện Kim Bôi phối hợp với Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Văn hóa - điện ảnh tỉnh tổ chức 5 buổi tuyên truyền, biểu diễn lưu động tại các xã: Cuối Hạ, Nuông Dăm, Kim Bôi, Hợp Tiến và Đú Sáng về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội... dưới hình thức sân khấu hóa. Huyện tổ chức thành công Hội thi tuyên truyền cổ động cấp huyện, có 17/17 xã, thị trấn tham gia với 467 diễn viên, tuyên truyền viên, nghệ nhân.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Kim Bôi cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi cho  các đội văn nghệ quần chúng phát triển, hoạt động hiệu quả, huyện Kim Bôi đã tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư các thiết chế văn hóa ngày càng hoàn chỉnh. Nhiều nhà văn hóa xóm bản, khu dân cư được xây mới với hội trường, sân khấu trang bị ánh sáng, hệ thống âm thanh và các thiết bị phụ trợ cơ bản đáp ứng yêu cầu tập luyện, biểu diễn của các đội văn nghệ. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cũng thường xuyên phối hợp tổ chức các hội diễn nghệ thuật quần chúng, tạo sân chơi lành mạnh để các đội văn nghệ biểu diễn, vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng không chỉ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân mà còn là sợi dây gắn kết thắt chặt tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Huyện Kim Bôi đang tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp tổ chức hoạt động cho các đội văn nghệ; chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua dàn dựng các tiết mục văn nghệ quần chúng; tổ chức liên hoan, hội diễn nhằm tạo sân chơi cho các đội văn nghệ cơ sở.


Bùi Thoa
 (Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)

Các tin khác


Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 kéo dài thêm 2 ngày

Ngày 25/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Để đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia các hoạt động tại Lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã điều chỉnh thời gian tổ chức, kéo dài thêm 2 ngày và kết thúc vào ngày 28/11.

Cuốn hút bản Mường Bích Trụ

Đến với bản Bích Trụ, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình để cảm nhận về một bản Mường nơi lòng hồ non nước hữu tình, lòng người hiếu khách và giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Khám phá di tích hang xóm Trại ở Mường Vang

Cách đây gần 20 năm, tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện dấu mòn đi lại tiền sử dài chừng 6m ở phía Nam cửa hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn). Khi phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu 60 - 70 cm, có niên đại 8.000 - 9.000 năm, hiện trạng gần như nguyên vẹn.

Huyện Yên Thủy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Yên Thủy hiện có 12 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia là hang Chùa và chùa Hang (xã Yên Trị); hang nước động Thiên Tôn (xã Ngọc Lương); động Thiên Long (xã Lạc Lương) và 9 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

Trao 50 giải tại Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình

Tối 24/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH-TT&DL tổ chức công diễn, tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2023 với chủ đề "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình”.

Đẩy mạnh quảng bá du lịch ở huyện vùng cao Đà Bắc

Đà Bắc là huyện vùng cao có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ vỹ, đặc biệt huyện có một số xã thuộc vùng lòng hồ Hoà Bình, nơi được quy hoạch là Khu du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục