Nhằm khôi phục nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu, được sự đồng hành, hỗ trợ của dự án Jica Nhật Bản với mục tiêu "Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT-XH ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”. Năm 2009, HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập. Từ đây, người dân có thêm đòn bẩy phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp giữ gìn bản sắc dân tộc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.





HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu(Mai Châu) tham gia các triển lãm, hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thổ cẩm.

Khi dự án Jica kết thúc, HTX tiếp tục duy trì sản xuất, đến năm 2013 đã đăng ký thành lập chính thức theo Luật HTX. Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu cho biết: Phát triển nghề dệt vừa tạo việc làm cho người dân, vừa giữ gìn được hồn cốt, bản sắc của dân tộc, gắn với quảng bá sản phẩm truyền thống địa phương, HTX đã cùng chị em trong tổ dệt nỗ lực lao động, tận dụng lợi thế từ du lịch trên địa bàn xã, từ đó sản xuất ra nhiều sản phẩm thổ cẩm dân tộc để trưng bày, giới thiệu và quảng bá với du khách trong và ngoài nước.

Sau thời gian hoạt động hiệu quả, HTX đã mở rộng quy mô sản xuất với nhiều khung dệt truyền thống và máy khâu, tạo việc làm cho hàng chục lao động, thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm thổ cẩm của HTX ngày càng phong phú, đa dạng. Không đơn thuần là những bộ trang phục dân tộc, chị em dân tộc Thái đã tạo ra nhiều loại phụ kiện từ thổ cẩm như túi, ví, mũ, thú bông, móc khóa... Thổ cẩm Chiềng Châu ngày càng đến với nhiều nơi, được nhiều người biết đến, đặc biệt là cả khách hàng nước ngoài thông qua những lần giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong cả nước.

Chưa dừng lại ở đó, bám sát Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 5/8/2019 của BCH T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Hướng dẫn số 205-HD/HNDTW, ngày 10/7/2020 của BCH T.Ư HND Việt Nam về việc hướng dẫn quy trình thành lập và tổ chức hoạt động của chi HND nghề nghiệp, tổ HND nghề nghiệp, tháng 10/2021, Ban quản trị HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu đã phối hợp với HND xã, chi ủy chi bộ và chi HND xóm Chiềng Châu khảo sát xây dựng tổ hội nghề nghiệp "Tổ dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái” tại HTX. Mục tiêu chủ yếu là phát huy tiềm lực sẵn có, tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các hội viên có cùng đam mê về nghề dệt truyền thống được thế hệ xưa để lại, vừa khôi phục nghề, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ người DTTS tại địa phương.

Sau 2 năm hoạt động, tổ dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu có 10 thành viên tham gia, trong đó Ban quản lý tổ có 3 thành viên. Các thành viên được nâng cao tay nghề dệt, học tập kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu các đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Quan trọng nhất, hoạt động tại tổ dệt giúp chị em có nguồn thu nhập ổn định, từng bước cải thiện cuộc sống.

Đồng chí Phạm Thế Anh, Chủ tịch HND huyện Mai Châu cho biết: HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu cùng các thành viên đã gìn giữ và phát huy được ngành nghề truyền thống của dân tộc mình. Hoạt động sản xuất của HTX giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nữ DTTS... Thời gian tới, HND huyện tiếp tục quan tâm, đồng hành với HTX trong các hoạt động quảng bá hình ảnh về mô hình tổ hội nghề dệt thổ cẩm truyền thống qua các hội chợ, triển lãm, truyền hình và trên các trang mạng xã hội; phát triển và kết nạp hội viên nông dân vào tổ hội, nhân rộng mô hình kết hợp với các mô hình khác để đưa sản phẩm do tổ hội sản xuất ra thị trường trong và ngoài nước... Qua đó, tạo động lực giúp HTX phát triển, tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tạo sinh kế cho lao động nữ.

T.H

Các tin khác


Cảnh báo chiêu trò lừa đảo khách du lịch dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, nhất là khi hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá cho những kỳ lễ, Tết được nhiều đơn vị kinh doanh, bán lẻ tung ra thị trường thì thường xuyên xuất hiện không ít "chiêu" lừa đảo người dân, du khách. Nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp du lịch - lữ hành trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đưa ra một số cảnh báo, giải pháp bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Thông báo công khai đặt tên các tuyến đường và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình

Ngày 9/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông báo số 2636/TB-SVHTTDL về việc thông báo công khai đặt tên các tuyến đường và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình.

Bảo tàng tỉnh Hoà Bình quan tâm trưng bày, tuyên truyền giá trị di sản văn hoá

Bảo tàng tỉnh Hoà Bình hiện lưu giữ khoảng 18.000 hiện vật liên quan đến quá trình thành lập, tái lập tỉnh, nền Văn hoá Hoà Bình cùng nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hoá. Năm 2023, bên cạnh việc quản lý di tích, công tác trưng bày, tuyên truyền được đơn vị quan tâm thực hiện và tổ chức theo các chuyên đề. Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 1 - 3/12

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/12 tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Tập trung hoàn thiện Bộ hồ sơ quốc gia di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO

Sáng 9/11, UBND tỉnh tổ chức họp nghe báo cáo kết quả xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường đệ trình UNESCO. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia DSVH Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ); thành viên BCĐ về DSVH Mo Mường tỉnh và các đơn vị liên quan.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Má 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong

Ngày 8/11, xóm Má 1, xã Bắc Phong (Cao Phong) tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Tới dự có đồng chí Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục