Hội An và Đà Lạt vừa được UNESCO công nhận danh hiệu "thành phố sáng tạo UNESCO” trong lĩnh vực thủ công - nghệ thuật dân gian và âm nhạc. Như vậy cùng với Hà Nội, việc có thêm hai "thành phố sáng tạo” sẽ mở rộng không gian cho việc sáng tạo sản phẩm văn hóa và cơ hội tôn vinh tính sáng tạo của cộng đồng; là tiền đề góp phần xây dựng mạng lưới thành phố sáng tạo tại Việt Nam với các thành phố có tiềm năng như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Vũng Tàu...


Du khách tham quan Khu phố cổ Hội An. (Ảnh: Tấn Nguyên)

Các thành phố tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) là xu hướng phát triển trên thế giới. Nếu năm 2017 có 180 thành phố trong mạng lưới thì đến năm 2019 con số này là 264 thành phố. Đến nay, danh sách UCCN đã tăng lên 301 thành phố thuộc 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Khi trở thành thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo, dù ở lĩnh vực nào cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội tôn vinh tính sáng tạo của cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương về mọi mặt.

Tại Hà Nội, từ khi được UNESCO công nhận danh hiệu thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế, chính quyền địa phương đã nỗ lực thực hiện các cam kết thông qua việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách, kế hoạch để thúc đẩy xây dựng thành phố sáng tạo.

Đồng thời, Hà Nội tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm hiện thực hóa các sáng kiến, cam kết với UNESCO như: Tổ chức các cuộc thi sáng tạo góp phần tái thiết đô thị, phát triển bền vững cho các tầng lớp nhân dân; phát triển không gian các tuyến phố đi bộ, các không gian sáng tạo văn hóa, nghề thủ công... Tuy vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng bước đầu, các hoạt động này đã góp phần quảng bá sự đa dạng các biểu đạt văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Thành phố sáng tạo không đơn thuần là một danh hiệu, mà là chiến lược phát triển với trọng tâm và ưu tiên bảo đảm mỗi người dân đều được phát huy khả năng sáng tạo, tham gia và thụ hưởng bình đẳng, tạo nên bản sắc của mỗi thành phố.

Là hai thành viên mới của UCCN, Đà Lạt và Hội An không chỉ học hỏi được từ kinh nghiệm của Hà Nội hay các thành phố khác trong mạng lưới mà hoàn toàn có thể có những hướng đi độc lập với nhiều thế mạnh và bản sắc riêng.

Để làm được điều này, đòi hỏi một tư duy phát triển xuyên suốt, mạch lạc và có chiều sâu. Trước mắt, cần rà soát tổng thể, kỹ càng các hoạt động sáng tạo trên địa bàn; từ đó lượng hóa, củng cố, kết nối các ý tưởng sáng tạo; mở rộng các không gian sáng tạo.

Về lâu dài, cần dựa trên điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, văn hóa của từng thành phố và lĩnh vực mà thành phố đã lựa chọn đăng ký danh hiệu, chuyển hóa thành các dự án, sản phẩm sáng tạo phù hợp.

Phát huy, tôn vinh tính sáng tạo của cộng đồng cũng chính là phát huy nguồn lực văn hóa và con người, chuyển hóa cho nguồn lực ấy thành sức mạnh mềm văn hóa một cách bền vững.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Ngày hội Đại đoàn kết xóm Lươn, xã Hợp Tiến

Ngày 14/11, xóm Lươn, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Tại ngày hội, các đại biểu và nhân dân đã ôn lại truyền thống ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023); vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Lan tỏa tinh thần thiện nguyện, vì cộng đồng từ đêm nhạc Kenny G Live in Vietnam

Tại buổi gặp gỡ báo chí trước Chương trình "Kenny G Live in Vietnam" chiều 13-11, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình khẳng định, toàn bộ kinh phí thu được từ bán đấu giá cây kèn của nghệ sĩ cũng như vé đêm nhạc sẽ được sử dụng cho hoạt động thiện nguyện.

Góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống

Nhằm khôi phục nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu, được sự đồng hành, hỗ trợ của dự án Jica Nhật Bản với mục tiêu "Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT-XH ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”. Năm 2009, HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập. Từ đây, người dân có thêm đòn bẩy phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp giữ gìn bản sắc dân tộc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 diễn ra tại Đà Lạt từ ngày 21 - 25/11

Chiều 12/11, tại thành phố Đà Lạt, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 diễn ra tại thành phố Đà Lạt từ ngày 21 - 25/11. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức tại thành phố ngàn hoa.

Giữ gìn bản sắc trang phục truyền thống dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trong quan niệm thẩm mỹ của người Mông, vẻ đẹp của người phụ nữ được phản ánh một phần qua trang phục. "Muốn biết người tốt xem gác bếp, muốn hay người đẹp xem áo quần”. Trên địa bàn huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò với dân số trên 6.000 người. Mặc dù xã hội có sự phát triển, giao lưu mạnh mẽ nhưng bản sắc văn hóa, nổi bật là văn hóa trang phục truyền thống của đồng bào vẫn được gìn giữ, phát huy giá trị.

Có một người Mường như thế

Tháng 5/2023, lần đầu tiên chúng tôi đến tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bồi hồi, xúc động khi biết Sầm Nưa - thủ phủ tỉnh Hủa Phăn - địa danh mang bao cảm xúc cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Có thể nói, đối với miền Tây Bắc Việt Nam, ít có cuộc giao lưu văn nghệ nào mà thiếu bài hát "Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” của nhạc sĩ Trần Tiến. Từ Sầm Nưa, sự chú ý của tôi chuyển sang một cái tên, một con người do bạn Lào hé mở: "Ở bản Đon có ông Phu Son Thăm Mạ Vi Say - nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn là người dân tộc Mường”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục