Nhân kỷ niệm 27 năm Ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2024), tối 3/1, Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức Chương trình "Giới thiệu một số ca khúc mới viết về Hà Nam”.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm với các ca sỹ, nhạc sỹ.
Dự chương trình có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy.
Chương trình là cơ hội để tỉnh giới thiệu, quảng bá về mảnh đất và con người Hà Nam; là dịp để các văn nghệ sỹ nói chung, nhạc sỹ nói riêng trong tỉnh được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác, góp phần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật của tỉnh; đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, lòng tự hào của nhân dân trong tỉnh về quê hương Hà Nam.
Tại chương trình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy khẳng định, những năm qua, hoạt động sáng tác và biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn diễn ra sôi nổi với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, ngày càng chuyên nghiệp hơn. Nhiều tác phẩm, tiết mục biểu diễn đã giành được giải thưởng cao tại các cuộc thi, liên hoan, triển lãm trong, ngoài tỉnh, khu vực và toàn quốc. Nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức với quy mô lớn, được các ban, bộ, ngành Trung ương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo văn nghệ sỹ và các tầng lớp xã hội tham gia sáng tác, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ của nhân dân trong tỉnh. Trong đó, có nhiều tác phẩm âm nhạc viết về Hà Nam, như: Hà Nam đất mẹ anh hùng, Tình em cô gái đồng chiêm, Tìm em qua câu dân ca, Một ngã ba sông... được viết lên bắt nguồn từ tình yêu quê hương của các nhạc sỹ Nguyễn Anh Tiến, Sỹ Thắng, Nguyễn Tiến, Trần Hoàn đối với mảnh đất Hà Nam.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm do các tác giả không chuyên sáng tác ca khúc về tỉnh đã góp phần giới thiệu, quảng bá về mảnh đất, văn hóa và con người Hà Nam với truyền thống yêu nước, văn hiến, cách mạng. Các tác phẩm góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, lòng tự hào về quê hương, đất nước; cổ vũ, khích lệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển, ra sức phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiều hơn nữa của các văn nghệ sỹ để có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, những bài hát viết về mảnh đất, văn hóa, con người Hà Nam nhằm quảng bá, giới thiệu địa phương, để tỉnh thực sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách trong nước, quốc tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy tặng hoa các nhạc sĩ có tác phẩm mới viết về Hà Nam.
Tại chương trình, 5 ca khúc mới của các nhạc sỹ về Hà Nam đã được công bố, biểu diễn gồm: Về Hà Nam (Đức Trịnh), Hà Nam yêu thương (Đức Tân), Về lại Hà Nam (Đỗ Hồng Quân), Hà Nam ngày nắng mới (Huyền Ngọc) và Trẩy hội đường xuân (Hồ Trọng Tuấn).
Theo Baotintuc.vn
Trước việc chùa Ba Vàng tổ chức sự kiện cung rước, chiêm bái "Xá lợi tóc của Đức Phật” trong khuôn khổ Đại lễ kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh, gây xôn xao dư luận, có nhiều ý kiến hoài nghi về nguồn gốc của "Xá lợi tóc” và mục đích tổ chức sự kiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết đã có công văn yêu cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh giải trình vụ việc.
Trong nhịp sống hiện đại, người Mường ở Hòa Bình vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng. Đặc biệt là ở vùng Mường Vang (Lạc Sơn) được biết đến như xứ sở của những câu hát dân ca mang cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng.
Với những giá trị to lớn về nhiều mặt, tài liệu lưu trữ được coi là di sản, là hồn cốt của dân tộc, có giá trị đặc biệt. Ở cấp tỉnh, Trung tâm Lưu trữ lịch sử là kho tàng quý giá đối với những người quan tâm và nghiên cứu về quá khứ của địa phương. Nơi đây bảo quản, quản lý và cung cấp các tài liệu, hồ sơ lịch sử, thông tin liên quan đến lịch sử và văn hóa của tỉnh. Trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ các tài liệu lịch sử, mà còn là một nguồn thông tin quý báu dành cho độc giả. Trung tâm đã tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin và mở rộng ảnh hưởng của tài liệu lưu trữ đối với xã hội.
Thực hiện tổ chức hoạt động theo Quyết định số 2188/QĐ-UBND, ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ lịch sử (LTLS) trực thuộc Sở Nội vụ, trung tâm được giao 15 biên chế sự nghiệp, trong đó 13 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 2 biên chế hưởng lương từ hoạt động sự nghiệp. Trung tâm tự chủ tài chính 13% về chi thường xuyên. Năm 2023 trung tâm được giao đủ số lượng viên chức theo quy định và áp dụng mức tự chủ về chi thường xuyên theo quy định.
Tài liệu lưu trữ là một trong những nguồn di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tài liệu lưu trữ chỉ thực sự phát huy giá trị khi được khai thác, sử dụng để phục vụ các mặt hoạt động khác nhau của đời sống xã hội.