Ngày 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh phối hợp Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học lịch sử "Tinh hoa văn hóa Tây Tiến và kết nối du lịch theo con đường bộ đội Tây Tiến" (du lịch Tây Tiến).
Quang cảnh hội thảo.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học công nghệ "Nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hóa các tư liệu, kỷ vật Trung đoàn 52 Tây Tiến nhằm giáo dục truyền thống và phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình". Đến nay, đề tài đã thực hiện được gần 2/3 thời gian UBND tỉnh giao với những hoạt động cụ thể như: sưu tầm bổ sung trên 50 tư liệu, hiện vật do thân nhân chiến sĩ Trung đoàn 52 Tây Tiến hiến tặng Bảo tàng tỉnh (nâng tổng số trên 350 tư liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng tỉnh qua 7 đợt tiếp nhận hiến tặng từ năm 2012 đến nay); tìm được địa chỉ đỏ câu chuyện "Bà mẹ trẻ dân tộc kịp thời cứu sống một chiến sĩ Tây Tiến bị đói lả kiệt sức gục xuống bên đường hành quân đánh giặc theo lời kể của nhân chứng cựu chiến binh Tây Tiến Trần Kỳ”. Đồng thời làm rõ nhiều sự kiện, câu chuyện cảm động tình quân dân, đặc biệt đã bổ sung nhiều sự kiện, câu chuyện về tình cảm, sự đóng góp, giúp đỡ của đồng bào các dân tộc Hòa Bình với bộ đội Tây Tiến.
Mặt trận Tây Tiến năm xưa gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào). Trong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình cũng như nhiều tỉnh, thành phố trong nước đã có nhiều hoạt động liên quan đến bộ đội Tây Tiến để giáo dục truyền thống, ghi nhớ công lao của các anh hùng, chiến sĩ bộ đội Tây Tiến với dân tộc, với địa phương mình. Bên cạnh thành tích chiến đấu còn có khối di sản lớn về văn học nghệ thuật. Đặc biệt, đã có 3 di tích lịch sử cách mạng Trung đoàn 52 Tây Tiến, gồm 2 di tích cấp tỉnh ở Lạc Sơn (Hoà Bình), Mường Lát (Thanh Hoá) và di tích cấp quốc gia ở Mộc Châu (Sơn La).
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến thực hiện 3 mục đích chính: Làm rõ giá trị văn hóa, lịch sử một số sự kiện, tư liệu, kỷ vật của Trung đoàn 52 Tây Tiến nhằm giáo dục truyền thống và phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình; đề xuất nội dung xây dựng điểm nhấn du lịch tỉnh Hòa Bình trên cơ sở bằng chứng khoa học giá trị tinh hoa văn hóa, lịch sử "Tình quân - dân thời bộ đội Tây Tiến"; giải pháp kết nối tour du lịch Việt - Lào theo con đường của bộ đội Tây Tiến năm xưa từ Hà Nội đi tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua tỉnh Hòa Bình, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (gọi tắt là du lịch Tây Tiến).
Hồng Duyên
Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.
Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.
Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.
Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.
Câu lạc bộ (CLB) Thơ - ca Mường Bi huyện Tân Lạc thành lập ngày 18/5/2017. Những năm qua, CLB luôn phát huy vai trò "giữ lửa”, là mạch nguồn nuôi dưỡng phong trào thơ ca quần chúng của huyện. Thời gian qua, CLB đã trở thành địa chỉ quy tụ những người có năng khiếu sáng tác, yêu thích thơ ca, văn chương… Ban đầu, CLB có 21 hội viên, là những người cao tuổi, cán bộ hưu trí của huyện. Đến nay, CLB CLB tăng lên 25 người, độ tuổi từ 45 - 86 tuổi.