Kế thừa và phát huy những tinh túy của nghề dệt thổ cẩm truyền thống, kết hợp sự sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ dân tộc Thái, phụ nữ xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã cùng nhau góp sức xây dựng cơ sở chuyên sản xuất hàng dệt, may, thêu thổ cẩm để giúp nâng cao thu nhập, đặc biệt là gìn giữ nét đẹp bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của dân tộc.
Các sản phẩm của Hợp tác xã Tòng Đậu, xã Tòng Đậu (Mai Châu) được làm thủ công tỉ mỉ, chất lượng cung cấp đến khách hàng.
Mai Châu được biết đến là vùng đất du lịch nổi tiếng của tỉnh với các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng. Nơi đây có nền văn hóa lâu đời của người dân tộc Thái với những nét đặc trưng từ nếp sống, trang phục, lối canh tác và nhà sàn. Trong đó không thể không nhắc đến nét độc đáo trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống - tinh hoa văn hóa của người dân tộc Thái... Trải qua thời gian cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều nghề thủ công truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Nhận thức về giá trị, ý nghĩa sâu sắc của nghề dệt thổ cẩm đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, phụ nữ dân tộc Thái ở xã Tòng Đậu đã cùng nhau đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) Tòng Đậu để gìn giữ, phát triển nghề và hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế.
Chị Hà Thị Hà Chi, Phó Giám đốc HTX Tòng Đậu chia sẻ: HTX đang xây dựng dự án "Gìn giữ và phát triển nghề dệt nhuộm truyền thống của người dân tộc Thái theo hướng xanh gắn với du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” để đến với cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024, do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức. Dự án nhằm nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm dệt nhuộm của người dân tộc Thái, đào tạo truyền nghề dệt nhuộm truyền thống cho thế hệ trẻ tại địa phương và phát triển được thị trường cho các sản phẩm dệt nhuộm tự nhiên. Hiện tại, 100% sản phẩm của HTX đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được tiêu thụ qua hợp đồng ký kết với các tổ chức, doanh nghiệp.
Mặc dù mới thành lập, nhưng HTX Tòng Đậu đã tích cực áp dụng sáng tạo và đổi mới trong nghề dệt để hoàn thiện các sản phẩm. Kế thừa, học hỏi nghề dệt từ các bà, các mẹ và các nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo thạo việc, hay làm từ nhỏ, chị em trong HTX luôn tìm tòi, sáng tạo, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, làm ra nhiều sản phẩm cầu kỳ, đẹp mắt. Đặc trưng của hoạ tiết thổ cẩm là sự kết hợp phức tạp giữa các màu sắc hóa văn, nhưng lại không hề lòe loẹt. Hoa văn chủ yếu là hoa lá, cỏ cây, chim muông hay hình khối được sắp xếp một cách cân đối theo quy tắc. Sản phẩm thổ cẩm được sử dụng đa dạng, không kém gì làm trang phục, thổ cẩm còn được sử dụng phổ biến cho các phụ kiện, nhiều nhất là túi xách. Túi xách thổ cẩm không quá đắt tiền nhưng đa dạng về kiểu dáng, màu sắc lẫn họa tiết. Cùng với đó là các sản phẩm ví, balo, các loại vòng, lắc, khuyên tai... Ngoài ra, sản phẩm dệt thổ cẩm còn được sử dụng để làm đồ dùng trong gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng và là món quà lưu niệm ý nghĩa dành tặng khách du lịch khi ghé thăm.
Song song với cách bán hàng truyền thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bán hàng và quảng bá sản phẩm cũng được chú trọng, đẩy mạnh. HTX đã xây dựng hệ thống website, fanpage, facebook, tham gia các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiktok để quảng bá, tiếp thu những phản hồi và góp ý của khách hàng. Trong thời gian tới, HTX tích cực nâng cao chất lượng sản xuất các mặt hàng quà lưu niệm từ thổ cẩm địa phương để cung cấp ra thị trường, liên doanh, liên kết với nhiều HTX trong và ngoài tỉnh nhằm xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu HTX Tòng Đậu.
Đồng chí Lò Thị Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Tòng Đậu cho biết: Để nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống của địa phương, chính quyền xã luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cơ sở dệt thổ cẩm Tòng Đậu phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, ổn định đầu ra. Từ đó tạo thêm việc làm, nâng cao mức sống cho lao động và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hoàng Dương
Ngày 9/7, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Công văn số 1098/UBND-KTN về diện tích và ranh giới khu văn hóa tâm linh chùa Phật Quang Hòa Bình tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.
Từ những chương trình hòa nhạc cổ điển đầu tiên được tổ chức cuối năm 2022, cho đến nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã trở thành điểm hẹn nghệ thuật hấp dẫn với chuỗi sự kiện âm nhạc chất lượng cao, mở cửa miễn phí. Trong không gian kiến trúc đặc biệt hòa quyện văn hóa Đông-Tây, những sáng tạo se duyên mỹ thuật và âm nhạc đang thu hút công chúng và khách du lịch đến với bảo tàng.
Ngày 5/7, UBND tỉnh tổ chức họp, thống nhất các nội dung kế hoạch tổ chức Vòng thi chung kết toàn quốc Cuộc thi hoa hậu quốc gia Việt Nam, năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành chức năng và đại diện Công ty CP quảng cáo thương mại Sen Vàng.
Ngày 4/7, tại huyện Tân Lạc, Sở VH-TT&DL tổ chức hội nghị sơ kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Hòa Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một trong những cái nôi của người Việt cổ. Trong tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường là cư dân bản địa, có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng đã kết tinh nên vẻ đẹp của vùng đất, con người Hòa Bình.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia Lê Quốc Minh vừa ký Quyết định số 50/QĐ-HĐGBCQG ngày 21/6/2024 về việc Ban hành Điều lệ Giải Báo chí quốc gia (sửa đổi).