Cán bộ Bảo tàng tỉnh trao đổi về nội dung giá trị di tích quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành với cán bộ và học sinh xã Yên Phú (Lạc Sơn).
Bảo tàng tỉnh vừa tổ chức Chương trình tuyên truyền nội dung giá trị di tích quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành, xã Yên Phú cho gần 200 học sinh, cán bộ, giáo viên Trường TH&THCS Yên Phú. Ngôi trường nằm cạnh địa điểm của di tích nên thuận lợi cho học sinh đến tìm hiểu, khám phá những giá trị đặc biệt tiêu biểu của di tích này. Em Bùi Thu Huyền, học sinh lớp 8 chia sẻ: Là thế hệ trẻ, chúng cháu tự hào vì trên quê hương có di tích quốc gia. Chúng cháu sẽ chia sẻ tới bạn bè về giá trị di tích và truyền thống quê hương.
Đồng chí Tô Anh Tú, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Thông qua buổi tuyên truyền nội dung giá trị di tích quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành, xã Yên Phú, chúng tôi mong muốn truyền tải đến học sinh những kiến thức cơ bản và giá trị đặc biệt của di tích Mái đá Làng Vành. Các em lắng nghe, tìm hiểu và ghi nhớ giá trị lịch sử, những nét đẹp văn hóa đã góp phần hình thành nên bản sắc của quê hương mình. Để từ đó, có ý thức chung tay bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Mỗi học sinh không chỉ là người học mà còn là người giữ gìn, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa đến với bạn bè, gia đình và cộng đồng. Vì bảo tồn di sản văn hoá của cha ông để lại không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân, bởi di sản văn hoá là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại và là hành trang cho tương lai.
Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích khảo cổ Mái đá làng Vành được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 2003. Đến tháng 7/2024, di tích Mái đá làng Vành, xã Yên Phú và Hang xóm Trại, xã Tân Lập được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 694/QĐ-TTg, ngày 18/7/2024).
Trong những năm qua, công tác quảng bá, giới thiệu "VHHB” được tỉnh quan tâm triển khai. Kể từ khi thuật ngữ nền "VHHB” chính thức được công nhận năm 1932, đã có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu trong nước và quốc tế trong dịp kỷ niệm 50 năm (1982), 60 năm (1992) tại Hà Nội. Các hội thảo quốc gia và quốc tế về "VHHB” và hội nghị công bố kết quả sau các đợt thám sát, khai quật các di tích về "VHHB” trên địa bàn tỉnh.
Từ khi tái lập tỉnh Hòa Bình năm 1991 tới nay, Bảo tàng tỉnh thường xuyên tổ chức trưng bày để giới thiệu về nền "VHHB”; tổ chức trưng bày lưu động tại TP Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên… và tại các huyện trong tỉnh.Năm 2017, Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức thành công Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 85 năm ngày thế giới công nhận thuật ngữ nền "VHHB”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước, quốc tế, các nhà quản lý về di sản văn hóa Trung ương, để lại tiếng vang tốt đối với giới học thuật và quản lý di sản trong, ngoài nước. Năm 2022, kỷ niệm 90 năm ngày thế giới công nhận thuật ngữ nền "VHHB”, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học để đánh giá những tiến bộ mang tính nhảy vọt trong nghiên cứu về "VHHB” tại tỉnh và tôn vinh nữ khảo cổ học M.Colani đã có công phát hiện, nghiên cứu và đưa nền "VHHB” được giới học thuật tiền sử quốc tế công nhận vào năm 1932, góp phần khẳng định giá trị các di tích khảo cổ tiêu biểu của nền "VHHB” tại tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu "VHHB” ở Việt Nam và trên thế giới.
Đặc biệt, hiện nay, thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "VHHB” giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh dành nguồn lực, triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị nền VHHB. Trong đó, các cấp, ngành trong tỉnh tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá nền "VHHB" nói chung và di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh nói riêng, góp phần giới thiệu, lan toả, tôn vinh giá trị của nền văn hóa mang tầm thế giới đến bạn bè trong và ngoài nước.
Hương Lan
Hòa Bình – cái nôi của người Việt cổ, là vùng đất nổi tiếng với sử thiĐẻ đất, đẻ nước, các áng Mo truyền kỳvà các phong tục độc đáo như "cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới.” Nơi đây, các dân tộc chính: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông vàKinh đã sáng tạo nên kho tàng di sản văn hóa phong phú, trong đó trang phục truyền thống là một phần thể hiện rõ nét nhất bản sắc văn hoá của các dân tộc.