Đường hoa Nguyễn Huệ ở trung tâm TPHCM sẽ phục vụ công chúng 7 ngày trong dịp Tết Canh Dần 2010

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) phối hợp với các đơn vị chức năng vừa hoàn thành ý tưởng thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ Tết Canh Dần 2010. Đường hoa Nguyễn Huệ là 1 trong 5 chương trình chính của lễ hội Tết 2010 ở TPHCM.


Với chủ đề Xuân bình minh, đường hoa Nguyễn Huệ năm nay thể hiện tín hiệu lạc quan của kinh tế - xã hội TP sau giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đường hoa gồm 6 phân đoạn với các chủ đề: Vầng thái dương, Xuân yêu thương, Bình minh tụ hội, Sức mạnh đoàn kết, Góc quê hương và Hướng về Thăng Long.


Khu vực tượng đài Bác Hồ với chủ đề Vầng thái dương được trang trí hàng chục chậu mai quý cùng hàng trăm nhánh lan Mokara rực rỡ. Phần nền gồm các sắc hoa với bố cục vuông tròn tượng trưng cho hình ảnh bánh chưng, bánh giầy. Cách sắp đặt này nhằm tôn vẻ uy nghiêm và dung dị của Bác Hồ - một vầng thái dương tỏa sáng - đồng thời thể hiện mong ước một năm mới trọn vẹn hạnh phúc và thành công.


Đoạn từ đường Lê Lợi đến Mạc Thị Bưởi có chủ đề Xuân yêu thương với đại cảnh đôi hổ bên gốc cổ thụ và các tiểu cảnh tre xoay, gùi hoa, kén hoa, rừng đước, rừng hoa, sóng hoa... Năm nay, mùng một Tết trùng với ngày lễ Tình nhân (14-2) nên đường hoa Nguyễn Huệ sẽ có các tiểu cảnh thể hiện tình yêu, như: trái tim hoa, đôi giày hoa, hoa hồng Xuân...


Hình ảnh đôi hổ bên gốc cổ thụ sẽ tạo ấn tượng trên đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Saigontourist


Đoạn quanh bùng binh đồng hồ mang chủ đề Bình minh tụ hội với đại cảnh là khối gương lớn tạo cảm giác nhân đôi về không gian, người, hoa..., giúp du khách có cảm xúc tụ hội, đoàn kết, nhộn nhịp.


Sức mạnh đoàn kết là chủ đề đoạn từ đường Huỳnh Thúc Kháng đến Hải Triều. Đoạn này có đồi hoa khổng lồ và các tiểu cảnh “Sóng hoa bình minh”, “Bình minh Tây Nguyên”. Những chú hổ, linh vật của năm, được thiết kế sinh động với chất liệu đa dạng.


Góc quê hương nằm ở đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến Hải Triều. Những hình ảnh thôn quê được tái hiện tại đây qua guồng hoa khổng lồ, những chiếc gùi kết bằng bắp trái, cơm lam, cánh cò, đồng ruộng, đống rơm...


Với chủ đề Hướng về Thăng Long, đoạn từ đường Hải Triều đến Tôn Đức Thắng được trang trí bằng hình ảnh trống đồng, sóng hoa, rồng lượn...


Theo Saigontourist, từ ngày 3 đến 11-2 (20 đến 28 tháng chạp), đường hoa Nguyễn Huệ sẽ thi công để phục vụ công chúng trong 7 ngày - từ đêm 11 đến 17-2 (28 tháng chạp Kỷ Sửu đến mùng bốn Tết Canh Dần).

Bắn pháo hoa tại 7 điểm

Ngoài đường hoa Nguyễn Huệ, lễ hội Tết 2010 tại TPHCM còn 4 chương trình khác: Ngày hội bánh tét, Pháo hoa đêm giao thừa, Phố tỏa sáng và Trang hoàng mặt phố Tết - biểu diễn doorshows.


Ngày hội bánh tét Tết năm nay gồm các sự kiện: Hội thi nấu bánh tét, lễ dâng cúng bánh tét (sáng 29 Tết, tại Đền Tưởng niệm các vua Hùng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng) và trao tặng bánh tét cho các cơ sở xã hội.


Đêm giao thừa Tết 2010, TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 7 điểm - 4 tầm cao và 3 tầm thấp. Phố tỏa sáng trên hai tuyến đường Lê Lợi và Đồng Khởi sẽ được trang trí ánh sáng đèn với nghệ thuật hoa đăng VN.

Chương trình Trang hoàng mặt phố Tết - biểu diễn doorshows diễn ra ở những khách sạn khu trung tâm TP và một số đơn vị tọa lạc tại mặt tiền các tuyến đường diễn ra lễ hội, chủ yếu tổ chức biểu diễn văn nghệ truyền thống.


Ngoài ra, trên các trục đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ cũng đồng loạt diễn ra nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật.

 

                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác

Hoàng tử, Bạch Tuyết và các chú lùn trong phim.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

"Cười với sự đời" 2010 - món quà xuân ý nghĩa

Nối tiếp thành công của đĩa hài "Cười với sự đời" 2009, nhân dịp Xuân Canh Dần, Công ty CP Hãng phim DMC cho ra đời đĩa hài "Cười với sự đời" 2010 mong muốn đem đến tiếng cười sảng khoái cho khán giả trong những ngày đầu xuân.

Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2009

Ngày 19-1 tại Hà Nội, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật (LHCHVHNT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và thảo luận, xác định phương hướng hoạt động trong năm 2010.

Còn mãi nghĩa tình thầy trò Xô-Việt

Theo thống kê tới thời điểm này, Liên Xô (cũ) đã giúp Việt Nam đào tạo khoảng hơn 52.000 cán bộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình “Thầy trò Xô-Việt” đã được Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức nhằm tôn vinh tình cảm gắn bó thầy Xô - trò Việt và mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Liên bang Xô Viết (cũ) trong hơn nửa thế kỷ qua, cũng như mối quan hệ đặc biệt Việt-Nga...

Ngành PT-TH tỉnh: Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình PT-TH

(HBĐT) - Ngày 19/1, Đài PT&TH tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát thanh - truyền hình năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Bánh ống ngày Tết

(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi cây đào trước sân vươn những cánh hồng, ông nội tôi lại cầm dao ra góc vườn cắt lá dong để chuẩn bị gói bánh ống. Tết năm nay, gia đình ông và 2 nhà hàng xóm cùng thịt chung một con lợn hơn 70 kg.

Nâng niu giá trị văn hóa phi vật thể

Đối với mỗi quốc gia, bảo tàng lịch sử là nơi tái hiện quá khứ một cách sống động và sâu sắc. Những sự kiện đã diễn ra trong cuộc sống và có lẽ không bao giờ lặp lại, nhưng sẽ còn được lưu giữ mãi trong những ngôi nhà đặc biệt này. Ngày 12/1/2010, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt hai phòng trưng bày mẫu. Đó sẽ là điểm đến của hàng triệu người yêu mến và trân trọng văn hóa Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục