Hoàng tử, Bạch Tuyết và các chú lùn trong phim.

Hoàng tử, Bạch Tuyết và các chú lùn trong phim.

Bộ phim đầu tiên trong số 4 phim Tết 2010, “Nhật ký Bạch Tuyết”, vừa được ra mắt tuần qua trong sự chờ đợi của báo giới. Song khi xem nhiều người cảm thấy không hấp dẫn như nhà sản xuất quảng cáo, sự hài hước vẫn nhàn nhạt…

Nhiều chiêu thức chọc cười

Xem phim giải trí của Lê Bảo Trung, khán giả luôn bắt gặp các tình huống rượt đuổi, đua xe, té ngã… “Nhật ký Bạch Tuyết” cũng vậy, liều lượng các chiêu thức chọc cười được đạo diễn khai thác triệt để, dường như mỗi cảnh quay đều cố xuất hiện yếu tố hài hước. Dù ý đồ đạo diễn rõ ràng là vậy, song không phải cảnh nào khán giả cũng có thể ôm bụng cười.

Xuyên suốt mạch phim, một số tình huống gặt hái được thành công như “tiếng hát” của Bạch Tuyết đã cứu đói được hoàng tử và các chú lùn trong đêm khuya giữa rừng sâu, lý do là mỗi khi Bạch Tuyết cất tiếng hát thì chim rừng rơi rụng lả tả; tình huống chú lùn “quay phim” sáng tạo nghệ thuật khi dựng một video quay đám ma (chú ta đã vô cùng tâm đắc khi dựng cho chiếc quan tài biến thành 3-4 cái và bay vòng tròn khiến cho gia chủ nổi đóa đuổi thẳng chú ra khỏi cửa)…

Vốn là đạo diễn điện ảnh, Lê Bảo Trung không khó để tạo ra những tình huống mang đậm tính điện ảnh cho chú lùn “quay phim” phô diễn; võ thuật của chú lùn “kungfu” cũng là những chi tiết khiến người xem thích thú. Đây là một chú lùn thực sự trong số 7 chú lùn trong phim, điểm đặc biệt của chú là biết đánh võ, luồn lách khá nhanh và đánh đấm cũng ra trò… Ngoài những yếu tố hài hước thì phim còn được ghi nhận khá thành công ở những yếu tố mang tính kỹ xảo như hiệu ứng đôminô của các giá sách đổ vào nhau, cảnh đua xe mô tô, bay xe qua cổng của Tuyết, cảnh cả một “dây” người treo toòng teng trên không…

Tính cách nhân vật thiếu hấp dẫn

“Nhật ký Bạch Tuyết” là câu chuyện kể về một cô nàng tên là Ánh Tuyết, từ nhỏ vốn say mê truyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, chẳng may bị một cuốn sách rơi trúng đầu, Tuyết ta bị chấn thương thần kinh và tưởng mình chính là Bạch Tuyết trong câu chuyện cổ tích. Mẹ Tuyết vì thương con nên đã bỏ tiền thuê người đóng giả hoàng tử, các chú lùn, còn bản thân thì biến thành dì ghẻ để cùng Tuyết đóng “vở kịch” với hy vọng con mình dần dần sẽ hồi phục trí nhớ.

Câu chuyện bắt đầu đi theo hướng cổ tích. Nàng Bạch Tuyết cùng hoàng tử và các chú lùn đi phiêu lưu trong rừng; Bạch Tuyết khiến cho hoàng tử cảm động vì tình yêu của nàng; nàng suýt bị bọn xấu hành hung, may mà các chú lùn cứu được. Dì ghẻ thất vọng đuổi các chú lùn để kết thúc truyện cổ tích. Tuyết bị Lùn “vệ sĩ” bắt làm con tin tống tiền và bị nện vào đầu khiến cho tỉnh lại. Trong cơn nguy khốn hoàng tử xuất hiện, sử dụng võ thuật cứu Tuyết và mọi người… Cuối phim, Tuyết nhận ra người làm mình mất trí là Hoàng. Hoàng bỏ trốn để tránh mặt Tuyết. Bộ phim “nàng Bạch Tuyết” do Lùn “quay phim” quay đã được trao giải “Quả tim vàng”. Hoàng coi truyền hình và nhận được thông điệp tình yêu của Tuyết nên đã chạy đến buổi lễ trao giải. Phim kết thúc có hậu với tình yêu của Tuyết và Hoàng…

Lẻ mẻ, rời rạc đó là những gì có thể hình dung về bộ phim. Tất cả giống như những mảnh vỡ được ghép lại để tạo nên một câu chuyện. Điểm thiếu thuyết phục nhất là tính cách các nhân vật. Tuyết (Trúc Diễm) vốn là một cô gái đỏng đảnh, hợm hĩnh nhưng chỉ sau cơn chấn động thần kinh bỗng chốc “tỉnh cơn mê” hóa thành một cô gái hiền lành, đáng yêu. “Hoàng tử” (Vĩnh Thụy) mới chỉ mang vẻ hấp dẫn của ngoại hình, thiếu sự hấp dẫn của nội tâm một nhân vật quân tử, nghĩa hiệp. “Dì ghẻ” (Hồng Vân), một bà mẹ thương con, một hình mẫu của tình mẫu tử thiêng liêng, song nhiều lúc vẫn chưa thoát được vẻ “kịch hóa” trong diễn xuất.

Đặc biệt “Bảy chú lùn” là bảy tính cách, bảy số phận, bảy câu chuyện hấp dẫn nhưng lại chưa được khai thác đầy đủ. Ngoại trừ chú lùn “quay phim” (Tấn Beo) và chú lùn “kungfu” (Lùn mini) tạo được dấu ấn trong vai diễn, các chú lùn còn lại chỉ là sự hài hước lớt phớt bên ngoài. Lùn “thông thái” (Minh Nhí) không có biểu hiện gì của một “con mọt sách”, Lùn “vú” (Kim Chi) ngoài vẻ đỏng đảnh bên ngoài cũng không có gì đặc biệt; Lùn “vệ sĩ” (Trung Dân) chưa đủ nham hiểm, mưu mô, tham lam như tính cách nhân vật phải có; Lùn “mô đồ” (Bạch Long) cũng chỉ gây được tiếng cười bởi chất giọng eo éo của một gã đồng tính, nhưng lại ít đất diễn để có thể đọng lại trong lòng khán giả; Lùn “hip hop” (Minh Thi) không có gì đáng nói. Tình yêu giữa Tuyết và Hoàng là tâm điểm của câu chuyện, thế nhưng cũng không hề thuyết phục. Chẳng có cái gọi là sâu sắc trong mối tình của Hoàng tử - Bạch Tuyết, đủ để họ phải quay quắt vì đau khổ khi rời xa nhau, phải nhớ nhung và bằng mọi cách để tìm về với nhau… Tiếc cho một bộ phim, dù có được sự hài hước, nhưng vẫn nhàn nhạt không đủ đọng lại trong lòng người xem.

 

                                                                              Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2009

Ngày 19-1 tại Hà Nội, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật (LHCHVHNT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và thảo luận, xác định phương hướng hoạt động trong năm 2010.

Còn mãi nghĩa tình thầy trò Xô-Việt

Theo thống kê tới thời điểm này, Liên Xô (cũ) đã giúp Việt Nam đào tạo khoảng hơn 52.000 cán bộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình “Thầy trò Xô-Việt” đã được Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức nhằm tôn vinh tình cảm gắn bó thầy Xô - trò Việt và mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Liên bang Xô Viết (cũ) trong hơn nửa thế kỷ qua, cũng như mối quan hệ đặc biệt Việt-Nga...

Ngành PT-TH tỉnh: Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình PT-TH

(HBĐT) - Ngày 19/1, Đài PT&TH tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát thanh - truyền hình năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Bánh ống ngày Tết

(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi cây đào trước sân vươn những cánh hồng, ông nội tôi lại cầm dao ra góc vườn cắt lá dong để chuẩn bị gói bánh ống. Tết năm nay, gia đình ông và 2 nhà hàng xóm cùng thịt chung một con lợn hơn 70 kg.

Nâng niu giá trị văn hóa phi vật thể

Đối với mỗi quốc gia, bảo tàng lịch sử là nơi tái hiện quá khứ một cách sống động và sâu sắc. Những sự kiện đã diễn ra trong cuộc sống và có lẽ không bao giờ lặp lại, nhưng sẽ còn được lưu giữ mãi trong những ngôi nhà đặc biệt này. Ngày 12/1/2010, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt hai phòng trưng bày mẫu. Đó sẽ là điểm đến của hàng triệu người yêu mến và trân trọng văn hóa Việt.

Lay lắt bảo tồn sân khấu tuồng và dân ca kịch

Hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2009 vừa diễn ra tại Đà Nẵng với 13 tác phẩm của 11 đơn vị. Nhà hát Trưng Vương luôn kín chỗ ngồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục