Cán bộ xã Trung Thành, huyện Đà Bắc cùng nhau trao đổi về giá trị nhân văn thể hiện trong các tác phẩm văn hoá dân tộc Tày.

Cán bộ xã Trung Thành, huyện Đà Bắc cùng nhau trao đổi về giá trị nhân văn thể hiện trong các tác phẩm văn hoá dân tộc Tày.

(HBĐT) - Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng riêng. Dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc cũng vậy. Tuy không theo tôn giáo nào nhưng do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo nên đồng bào người dân tộc nơi đây cũng có tập tục, tín ngưỡng thờ cúng đặc trưng, được truyền từ đời này sang đời khác.

 

Đáng tiếc là một số cuốn sách cổ về các bài cúng viết bằng chữ dân tộc Tày đã bị thất lạc nhiều. Người viết bài này đã sưu tầm được một số bộ sách quý, ghi lại tương đối đầy đủ về các bài cúng của dân tộc Tày huyện Đà Bắc. Qua đó tìm thấy những giá trị nhân văn sâu sắc mà cũng rất mực gần gũi với đời thường, xin được chia sẻ cùng bạn đọc.

 

Dân tộc Tày vốn quan niệm: Có rất nhiều thần linh phù hộ độ trì cho con cháu làm ăn, trong đó có hai vị luôn theo sát từng bước đi của người trần thế. Vị thứ nhất là Ma nhà (tiếng Tày gọi là Phỉ hươn), tức linh hồn của ông, bà, cha, mẹ… những người có cùng huyết thống với người đang sống. Vị thứ hai là Thổ công (Phỉ cháy địn), tức vị thần cai quản đất đai, nơi con người định cư và sinh sống. Xuất phát từ quan niệm đó, nội dung nhiều bài cúng hướng tới hai vị thần Phỉ hươn và Phỉ cháy địn, với bố cục tương tự như nhau: Sau khi trình bày xong lý do, xưng gọi tên tuổi, mời vị thần về ăn cỗ… thì phần lớn nội dung bài cúng tập trung vào việc cầu xin và răn dạy, đại loại như: Khuyên con người ta nên sống định cư, tập trung thành làng bản (Dù hươn khạt chặm cán, dù bán khạt chặm hông chặm sạn…); Khi làm ra của cải phải biết tiết kiệm, đề phòng lúc nguy nan bất trắc (Kháu mư khoả nha la mư sái…); Chăn nuôi trâu bò cần chú ý giữ gìn sức khoẻ cho chúng, không bắt trâu bò làm quá sức (Cắt nhá nhung hớ thậng cán nạ, nhá kha hớ thậng cán kè…); Nuôi lợn gà thì phải có nhiều lương thực để chúng sinh sôi nảy nở; Quá trình sản xuất phải đề phòng tai nạn rủi ro như rắn cắn, dịch bệnh…

 

Đặc biệt, người Tày ở Đà Bắc có tục kiêng một tháng trong năm (gọi là tục Căm pứn). Theo đó, mỗi dòng họ có tháng kiêng khác nhau. Lễ cúng rất đơn giản: chỉ cần thịt một đôi gà, trộn lẫn với rau cải rồi cho thêm ít gừng và các loại gia vị, gói lá chuối đem đồ chín. Ngoài ra cần có một túi muối và vài đồ đạc dùng trong sản xuất hàng ngày như dao, cuốc, tay nải gạo… Chuẩn bị xong, đợi đúng đến đêm ngày 30/10 Âm lịch (một số dòng họ là ngày 30/9) thì tiến hành lễ cúng. Nội dung bài cúng nói về nghĩa vụ của người đã chết phải tuân thủ luật pháp của Mường then (Mường tưởng tượng của người Tày, nơi sinh sống của người chết), ví dụ: Khi đi đường phải chấp hành luật lệ giao thông, tới nơi làm việc phải nghe lời người đứng đầu… Có thể hiểu những bài cúng trên như lời nhắn nhủ thân tình của người đang sống dành cho người đã khuất. Qua đó không chỉ thể hiện tấm lòng tưởng nhớ, tri ân, mà còn thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, triết lý sống hướng thiện của cả một cộng đồng dân tộc.

 

Người Tày ở Đà Bắc còn có tục cúng Tết (Mọ xến). Bài cúng nghe rất sinh động, giọng cúng lúc trầm lúc bổng khiến người nghe phải dừng mọi hoạt động để tập trung theo dõi. Nội dung kể về chuyện đồng áng, mùa màng, về công việc làm ra hạt thóc, hạt gạo, đồng thời khuyên con người ta phải sản xuất đúng thời vụ, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, bảo quản lương thực cẩn thận sau khi thu hoạch để khỏi bị chim, chuột phá hoại… Bài cúng còn răn dạy: Vào dịp Tết, việc săn bắt thú rừng về làm đồ cúng gia tiên phải tránh lúc chúng sinh sản; ngày Tết phải có hoa chuối rừng thái trộn với thịt thú rừng hoặc cá; rượu uống phải do con dâu trong nhà làm bằng chính hạt gạo mùa vừa thu hoạch; mọi nhà mọi người nên tạm gác công việc đồng áng để được hưởng một cái Tết trọn vẹn, an lành...

 

Với những nội dung vừa gần gũi với đời thường vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc, các bài cúng đã được nhiều thế hệ người Tày ở Đà Bắc trân trọng giữ gìn và sử dụng như những bài giáo huấn ý nghĩa của gia phong, dòng họ. Đó cũng là minh chứng thuyết phục thể hiện sức sống bền bỉ của các giá trị văn hoá cổ truyền./.

 

                                                     Lường Đức Chôm

 

Các tin khác

Các nhân vật chính của Gặp nhau cuối năm (2010) vẫn do các “cây hài” phía Bắc đảm nhiệm (từ trái qua): Thành Trung (Táo quy hoạch), Công Lý (Bắc Đẩu), Quốc Khánh (Ngọc Hoàng), Chí Trung (Táo giao thông).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nếp sống văn hóa mới trong lễ cưới của người Mường thôn Nước Ruộng

(HBĐT) - Trước đây người Mường ở thôn Nước Ruộng và một số thôn khác của xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi có phong tục cưới xin nhiều nghi lễ rườm rà lại rất tốn kém. Việc hôn nhân của con cái được quan niệm là “ Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Bố mẹ ưng ý thì con cái phải thuận theo. Ngày nay, việc cưới hỏi của người Mường ở thôn Nước Ruộng đã giảm bớt các thủ tục và thực hiện theo nếp sống mới, đơn giản và tiết kiệm mà lại vui tươi.

Nghệ thuật “quên” đề tài nông thôn?

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum từng chia sẻ rằng ông đang mang một nỗi buồn rất ư là nghề nghiệp. Ấy là nỗi buồn của một người trong làng giải trí khi thấy những người nông dân, dân nghèo đang bị đẩy dần xa những phương tiện giải trí.

Rắc rối tổ chức thi hoa hậu: Dự án đổ bể, ai chịu hậu quả?

Nhiều trục trặc xảy ra quanh chuyện tổ chức cuộc thi Hoa hậu (HH) Thế giới 2010 ở VN mà mới đây nhất là tuyên bố bất ngờ của ông Hoàng Kiều - Chủ tịch Tập đoàn RAAS - rút lại vai trò tổ chức cuộc thi HHTG 2010.

Táo quân 2010: Nói thật nhưng khó... mất lòng

Qua lăng kính hài hước, những vấn đề xã hội nổi cộm năm qua đã được "bóc tách" trong chương trình Táo quân 2010 (buổi ghi hình diễn ra tối qua tại Cung Văn hoá Việt Xô). Đặc biệt, êkíp thực hiện đã biết "bày trò" hơn và "phăng" ra nhiều hình thức trình diễn gây được hiệu ứng thị giác mạnh với khán giả.

Hết thời hát nhạc ngoại ?

Ca sĩ Việt đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi nguồn ca khúc nhạc ngoại khai thác lâu nay đang tăng cao giá bản quyền

Mai Châu: Giữ gìn bản sắc văn hóa để phát triển

(HBĐT) - Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hoá sẵn có, nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đã phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hoá, hoà nhập với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những di sản văn hoá truyền thống đã trở thành nét tiêu biểu về văn hoá ở Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục