Các nhân vật chính của Gặp nhau cuối năm (2010) vẫn do các “cây hài” phía Bắc đảm nhiệm (từ trái qua): Thành Trung (Táo quy hoạch), Công Lý (Bắc Đẩu), Quốc Khánh (Ngọc Hoàng), Chí Trung (Táo giao thông).

Các nhân vật chính của Gặp nhau cuối năm (2010) vẫn do các “cây hài” phía Bắc đảm nhiệm (từ trái qua): Thành Trung (Táo quy hoạch), Công Lý (Bắc Đẩu), Quốc Khánh (Ngọc Hoàng), Chí Trung (Táo giao thông).

Trong buổi dượt lại lần cuối những tình huống của Táo quân 2010, các nghệ sĩ hài đã phải làm việc cật lực nhưng cả phòng tập vẫn luôn tràn ngập tiếng cười vì những phút ngẫu hứng của các "Táo".

Một vài ghi nhận của PV Tuổi Trẻ về buổi tập cuối cùng của các nghệ sĩ để có được một chương trình hấp dẫn cho khán giả vào đêm giao thừa.

Bỏ sô vì Táo

90 phút lên hình

Chương trình Táo quân 2010 diễn và quay khoảng 240 phút sau đó sẽ được các biên tập viên của nhà đài cắt gọt còn 90 phút phát trên truyền hình vào đêm 30 tết âm lịch. Trước khi chương trình Táo quân 2010 ra đời, nhà đài có làm một chương trình Táo truyền hình dài chừng 15 phút để diễn nhân dịp Liên hoan truyền hình toàn quốc (Tuổi Trẻ 10-1-2010) nhưng các đầu nậu đã kịp thời copy và dán mác Táo 2010 bán ngoài thị trường “đắt” như tôm tươi. Chỉ báo hại các nghệ sĩ tham gia ai cũng bị kêu: sao năm nay nhà đài làm ngắn thế?

Để làm chương trình Táo quân 2010, ngoài sự góp mặt của 11 diễn viên hài nổi tiếng như Chí Trung, Quang Thắng, Xuân Bắc, Tự Long,Vân Dung, Đức Hải, Đức Khuê, Thành Trung, Quốc Khánh..., nhà đài đã huy động đội ngũ biên kịch lên tới hơn chục người và hàng trăm người phụ trợ khác.

Ðể có mặt trong buổi ghi hình cuối cùng, rất nhiều nghệ sĩ đã phải gác lại những công việc hái ra tiền trong dịp Tết Nguyên đán. Mà sô của những gương mặt nghệ sĩ hài tham gia "làm Táo" thường không dưới 10 triệu đồng/sô. Nghệ sĩ Ðức Hải còn phải "bay" từ Sài Gòn ra để được làm "con" của Vân Dung trong Ðại gia đình nhà Táo.

NSƯT Chí Trung chia sẻ: "Ðây là chương trình đã có thương hiệu và được khán giả trông đợi nên anh em nghệ sĩ đều rất vui mừng được góp mặt. Tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng. Ðể có buổi ghi hình này, riêng buổi chiều và tối nay có quá hai phần ba số nghệ sĩ tham gia phải bỏ sô".

Gặp nhau về... đêm

Vì đặc thù chương trình toàn các nghệ sĩ hài, mà lại tập vào cuối năm nên các nghệ sĩ dường như ai cũng bận rộn. Bởi vậy, để hội đủ anh tài chỉ còn cách tập đêm. Từ ngày 19-1-2010, 11 nghệ sĩ hài được mời vào các vai "Táo" cứ 23g lại có mặt ở phòng tập Hãng Phim truyền hình Việt Nam và "quần" đến 4g sáng mới nghỉ. Mắt anh nào anh nấy đều sưng đỏ vì thiếu ngủ.

Diễn viên Thành Trung kể: "Tôi còn được buổi tập buổi nghỉ chứ anh Xuân Bắc (Nam Tào), Công Lý (Bắc Ðẩu), Quốc Khánh (Ngọc Hoàng) và đạo diễn Ðỗ Thanh Hải phải có mặt tất cả các đêm. Sau gần nửa tháng tập trung, bốn anh ấy thể nào cũng "ngót" đi vài cân". Hỏi diễn viên Công Lý có sút đi được cân nào không, anh cười rất tươi: "Sau hôm nay mới được buồn ngủ, mới được sút cân".

Táo quy hoạch ca bài đào đường

Năm trước, Táo giao thông (Chí Trung) có màn hát nhại bài Money, money, money để nói đến việc nhận tiền hối lộ, gây được nhiều hứng thú đối với người nghe. Không phụ lòng khán giả, năm nay Táo giao thông dẫn thêm một đệ tử nữa của mình là Táo quy hoạch. Cùng với những vấn đề về giao thông, kinh tế, giáo dục... Táo quy hoạch sẽ ngẫu hứng cùng Táo giao thông một bài hát có nội dung "cứ đào đường, đào khắp nơi" trên nền nhạc của một bài hát nổi tiếng của Boney M.

Táo bà duy nhất

Nếu những năm trước có sự góp mặt của các danh hài: Minh Vượng, Minh Hằng thì năm nay chỉ có duy nhất một "Táo bà" Vân Dung. Năm nay Vân Dung đóng vai Táo cộng đồng trong đại gia đình Táo. Táo cộng đồng mang hình thể gầy gò vì "ăn phải thức ăn mất vệ sinh" nên sinh ra bệnh tật. Năm nay đại gia đình nhà Táo gồm Vân Dung, Ðức Hải và Ðức Khuê sẽ báo cáo những vấn đề liên quan đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đắt vé chợ đen

Mặc dù chỉ là chương trình ghi hình để phát trong đêm 30 tết nhưng "Táo quân" đã trở thành một thương hiệu được khán giả truyền hình mong đợi. Vì vậy để có được tấm vé vào xem chương trình "Táo quân" ghi hình là mong mỏi của rất nhiều người. Vé được săn tìm với giá ngất ngưởng. 11 nghệ sĩ có mặt trên sân khấu đều nói "không" khi được hỏi có còn vé nào thừa không.

Còn ngoài cổng Cung văn hóa Hữu nghị, đội ngũ "cò" vé đứng nhan nhản từ ngày 30-1. Họ hỏi bất kể ai chạy xe máy chầm chậm ngang cổng: "Có vé thừa không?", hoặc: "Có mua vé xem chương trình không?". Khi được hỏi giá, "cò" mua vào 200.000 đồng/cặp, còn vé "cò" bán ra là 800.000đ/cặp. Ðúng là một cơ hội kinh doanh. Nghệ sĩ Chí Trung nói rất nhiều người có giấy mời nhưng vì vé có giá thế thì chẳng dại gì mà không bán đi!

                                                                              Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ảnh minh họa

Nghệ thuật “quên” đề tài nông thôn?

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum từng chia sẻ rằng ông đang mang một nỗi buồn rất ư là nghề nghiệp. Ấy là nỗi buồn của một người trong làng giải trí khi thấy những người nông dân, dân nghèo đang bị đẩy dần xa những phương tiện giải trí.

Rắc rối tổ chức thi hoa hậu: Dự án đổ bể, ai chịu hậu quả?

Nhiều trục trặc xảy ra quanh chuyện tổ chức cuộc thi Hoa hậu (HH) Thế giới 2010 ở VN mà mới đây nhất là tuyên bố bất ngờ của ông Hoàng Kiều - Chủ tịch Tập đoàn RAAS - rút lại vai trò tổ chức cuộc thi HHTG 2010.

Táo quân 2010: Nói thật nhưng khó... mất lòng

Qua lăng kính hài hước, những vấn đề xã hội nổi cộm năm qua đã được "bóc tách" trong chương trình Táo quân 2010 (buổi ghi hình diễn ra tối qua tại Cung Văn hoá Việt Xô). Đặc biệt, êkíp thực hiện đã biết "bày trò" hơn và "phăng" ra nhiều hình thức trình diễn gây được hiệu ứng thị giác mạnh với khán giả.

Hết thời hát nhạc ngoại ?

Ca sĩ Việt đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi nguồn ca khúc nhạc ngoại khai thác lâu nay đang tăng cao giá bản quyền

Mai Châu: Giữ gìn bản sắc văn hóa để phát triển

(HBĐT) - Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hoá sẵn có, nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đã phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hoá, hoà nhập với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những di sản văn hoá truyền thống đã trở thành nét tiêu biểu về văn hoá ở Mai Châu.

Sống ở thế gian bằng lục bát

Thơ lục bát đã thuộc về hồn Việt. Hàng ngàn năm nay, lục bát đã thăng trầm cùng người Việt, thủy chung cùng tiếng Việt. Vào cái thời thiên hạ bị cuốn mạnh vào nhịp sống nhanh này, ngỡ lục bát rất dễ bị đánh rớt, ngỡ lục bát đã đuối sức đeo bám hồn người. Nào ngờ lục bát vẫn dồi dào sung sức. Sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ thuần lục bát gần đây thêm một lần nữa minh chứng điều đó. Tập này của Đỗ Trọng Khơi cũng tuyền lục bát. Lục bát đã nâng đỡ hồn Khơi, Khơi cũng thật nâng niu lục bát. Có thể nói lục bát đã giúp Khơi sống chậm Ở thế gian này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục