Vũ Linh (vai hoàng tử), Trinh Trinh (vai cô Tấm) trong vở Tấm Cám .
Ai ghiền cải lương năm nay ắt sẽ thất vọng. Bởi sân khấu cải lương xem chừng quá đìu hiu, không xôm tụ như mọi năm.
Chỉ có một rạp Hưng Đạo làm "địa chỉ đỏ" cho cải lương, vậy mà năm nay cũng không kín lịch. Mọi năm ngày nào cũng có 2 suất trưa, tối, kéo dài tận mười mấy âm lịch. Bây giờ mỗi ngày chỉ còn một suất tối, và mùng 9 đã "kết sổ" dành đất cho ca nhạc. Suất buổi trưa thường dành cho khán giả ở xa, ngoại thành, họ vào xem rồi có thể đi xe về nhà kịp trong ngày. Nay bỏ đi suất này, coi như giảm mất phân nửa lượng người xem.
Kịch mục cũng thiếu thốn trầm trọng. Hầu như chỉ có vở Hoa vương tình mộng của nhóm Thắp sáng niềm tin (Nhà hát Trần Hữu Trang) là mới, còn lại đều là vở cũ như: Tấm Cám, Về đất Kinh Châu, Của trời cho, Lương Sơn Bá. Kể cả hai chuyên đề Vũ Linh - Chuyện tình sân khấu và Vũ Luân - Tú Sương cũng gồm những trích đoạn cũ dựng lại. Tuy nhiên, đây vẫn là những vở hay, vở kinh điển, vở hài vui vui nên khán giả chắc vẫn thú vị. Có người xem đi xem lại cũng không chán. Hầu như vở nào cũng phải "tút" lại cho mới chứ không để y bản dựng cũ, thành ra vẫn có chỗ cho nghệ sĩ tung hoành.
Lý giải cho việc này, không có gì hơn là nghệ sĩ bận "chạy sô". Tối mắt tối mũi bởi đang mùa Tết, nào đóng phim, nào hát lễ hội, hội chợ ở tỉnh, nào quay VCD, ghi âm album… Nghệ sĩ không còn thời gian tập tuồng, học thoại, đạo diễn có đến chắc cũng ngồi chờ dài cổ! Cho nên, lấy tuồng cũ ra diễn là khỏe nhất. Dù có làm mới lại chút đỉnh thì đã có sẵn đường dây, tập vẫn nhanh hơn khai phá một vở mới toanh.
Điểm đặc biệt là hầu hết các vở đều được xã hội hóa, do nghệ sĩ bỏ vốn ra tự làm. Vũ Linh đầu tư chương trình Chuyện tình sân khấu, vở Tấm Cám, Về đất Kinh Châu. Vũ Luân đầu tư chuyên đề với Tú Sương, vở Lương Sơn Bá. Kim Tử Long đầu tư vở Của trời cho. Chỉ có nhóm Thắp sáng niềm tin đại diện cho Nhà hát Trần Hữu Trang là dựng vở mới.
Nhìn chung, cải lương không còn "định cư" tại rạp nữa, mà chủ yếu là xé lẻ từng trích đoạn chạy về các chương trình tạp kỹ tại các tỉnh, thành. Khán giả xem cải lương kiểu đó, không biết buồn hay vui?
Theo Báo Thanhnien
Tại sao một dự án phim truyện nhựa được dư luận và công chúng quan tâm trong dịp đại lễ 1000 năm lại chọn cách bí mật nhiều thông tin như "Khát vọng Thăng Long"? Điều này chắc chắn sẽ chỉ có nhà sản xuất mới có thể lý giải được.
Hôm nay (6.2 - tức 23 tháng chạp), Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức chương trình “Xuân quê hương 2010“ dành cho kiều bào tại Hà Nội. Chương trình mang tên “Đêm hội văn hoá Việt” dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 1.000 kiều bào cùng 10.000 du khách.
Nhiều năm nay, tết là mùa chạy của rất nhiều nghệ sĩ, diễn viên trong giới sân khấu với vô số sô diễn, kịch mục mới, các chương trình giải trí. Nhưng đồng hành cùng “tết chạy” của giới diễn viên, ít ai để ý đến “tết chờ” của giới bầu sô và đạo diễn sân khấu mỗi độ xuân về!
Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại, có một sự kiện đặc biệt là tại triển lãm mỹ thuật đầu tiên được tổ chức ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ khai mạc và phát biểu ý kiến. Ý kiến của Bác Hồ đã được giới mỹ thuật Việt Nam nồng nhiệt đón nhận, vì Người đã giúp các họa sĩ đi từ sự chuyển biến về nhận thức đến hoạt động sáng tạo, bám sát sự nghiệp chiến đấu và xây dựng của dân tộc để sáng tác.
Ngoài những trường hợp dùng hình thức hát nhép là một phương cách hành nghề, có những trường hợp hát nhép mà nguyên nhân dẫn đến không từ phía nghệ sĩ
(HBĐT) - Ai đó từng ví Tây Bắc có vẻ đẹp như Mường Tiên. Đến với Tây Bắc, mọi người được cảm nhận một vùng núi đá cao chất ngất từng không, vùng đất đầy huyền thoại, sử tích và vùng của những lễ hội, làn điệu dân ca, của những điệu múa, trang phục của nhiều dân tộc, khiến ai được một lần đến đây thì không thể nào quên được.