Ngày thơ VN 2010, một hoạt động được ví như “đại lễ hội thơ ca” đã thực sự thu hút đông đảo khách thơ tại Hà Nội. Hàng ngàn người yêu thơ cả trong và ngoài nước đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong sáng qua, 28-2, để thưởng thức những vần thơ hay. Ban tổ chức đã đãi khách thơ bằng một bữa tiệc với đủ các món: thơ ngâm, thơ phổ nhạc, thơ truyền thống, thơ trình diễn, thơ sắp đặt, câu đối, triển lãm thơ trên gốm...

Trước khi đến với những sân thơ chính, khách thơ có dịp thưởng lãm những câu thơ đặc sắc in trên 550 tác phẩm gốm trong khuôn khổ triển lãm Thơ in trên gốm đặt xung quanh giếng Thiên Quang.

Không ít khách thơ bỗng giật mình vì thơ bị “sửa vô tư” bởi các nghệ nhân gốm. Hai câu thơ đẹp của nhà thơ Chính Hữu: Hà Nội đêm buốt tê/ Mái buồn nghe sấu rụng đã bị sửa thành “xấu rụng”. Thơ Lưu Trọng Lư: “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội/ Áo đỏ người đưa trước giậu phơi” thành “ao đỏ”...


Khách xem triển lãm thơ trên gốm trong ngày thơ VN 2010 tại Hà Nội


Được chờ đợi và hứa hẹn sự sáng tạo nhiều nhất là sân thơ trẻ với ba nội dung thơ: sắp đặt, truyền thống và trình diễn. Tuy nhiên, các nhà thơ trẻ đã không thực sự thu hút được khách thơ, nếu không muốn nói là sân thơ trẻ năm nay tẻ nhạt hơn năm trước nhiều.


Tranh thủ sự đông vui của hội thơ, rất nhiều nhà sách nhanh nhạy kê những bàn sách phục vụ khách thơ. Chỉ tiếc, thơ thì ít mà sách không liên quan đến thơ như cẩm nang mang thai và sinh con, chăm sóc nuôi dạy con cái, sách phong thủy, lễ tục vòng đời... thì nhiều!

 

                                                                               Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Tác giả Chu Thơm.
Du khách đi Lễ chọn mua hàng mã tại Đền Bờ (Thung Nai - Cao Phong)
Đám hát quan họ Lộ Bao ngoài ao đình...
Không có hình ảnh

Người "nuôi rồng" cho đại lễ 1000 năm Thăng Long

Trong những năm qua ông là người duy nhất bảo tồn, phát huy nghề làm rồng vải của quê hương để tạo ra những con rồng được coi như là "hiếm" của Việt Nam để biểu diễn trong các lễ hội và được bạn bè thế giới biết đến. Ông là Lê Ngọc Nguyện, ở làng Đa Sỹ, Hà Đông (Hà Nội), người mà hiện nay người dân nơi đây đã đặt thêm cho ông cái tên mới "Người nuôi rồng cho đại lễ 1000 năm Thăng Long".

Quế Trân - Cô đào cải lương xinh đẹp và đa tài

Với thế hệ diễn viên cải lương miền Nam hiện tại, Quế Trân là gương mặt trẻ đầy triển vọng, đáp ứng một cách đầy đủ những yêu cầu về thanh sắc của nghệ thuật kịch hát và sự đam mê hiếm có với nghề. Cũng ít người có được điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng như Quế Trân khi được nuôi dưỡng bằng tiếng đàn, giọng ca của các bậc cha chú, được dõi theo từng bước để phát hiện và phát triển năng khiếu bẩm sinh.

Lễ hội đu Mường Vôi

(HBĐT) - Như thường lệ, cứ 2 năm một lần, vào ngày 21/02, tức ngay mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bà con nhân dân khắp các nơi xa gần lại tụ tập về tham dự lễ hội đu Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ (Lạc Sơn).

Bảo tồn di sản quan họ - Phát huy vai trò chủ thể của người dân

Dân ca quan họ Bắc Ninh là vốn văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc. Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào ngày 30-9-2009. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ gìn giữ, phát huy loại hình văn hóa này như thế nào trong thời kinh tế thị trường hôm nay...

Ngày Thơ Việt Nam xuân Canh Dần 2010 sẽ hoành tráng

Nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa lớn kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ngày thơ Việt Nam Xuân Canh Dần 2010 sẽ đươc tổ chức hoành tráng và quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đó là thông tin đươc Hội Nhà văn Việt Nam cho biết tại cuộc họp báo chiều 23/2.

Thanh thoát Hà Nội xưa trong tranh Quốc Dũng

Những ngày này nếu ai có dịp dạo qua phòng tranh Lotus (67 Pasteur, Q.1 - TPHCM) sẽ bắt gặp một không gian Hà Nội xưa qua những tác phẩm sơn dầu trưng bày trong triển lãm Đi qua mùa sen (diễn ra từ ngày 23-2 đến 2-3) của họa sĩ Quốc Dũng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục