Hầu hết các điểm du lịch ở ĐBSCL đều có "món" đờn ca tài tử phục vụ du khách. Nhu cầu thưởng thức loại hình "âm nhạc dân dã" này của khách phương xa là có thật; nhất là khách quốc tế.
Tuy nhiên, đi một tour vòng qua vài địa phương trong vùng, tới điểm du lịch nào cũng có đờn ca tài tử (ĐCTT) phục vụ, du khách có lẽ cũng cảm thấy nhàm chán. Thực trạng ĐCTT phục vụ du lịch ở ĐBSCL còn bộc lộ điều đáng lưu ý nữa là: Việc khai thác có phần quá mức này lại chưa chú ý tới yếu tố chất lượng.
Mỗi địa phương khu vực ĐBSCL đều có cả trăm câu lạc bộ (hoặc đội, nhóm) ĐCTT do những người yêu thích bộ môn này tự tập hợp lại, tổ chức sinh hoạt định kỳ để cùng vui hoặc phục vụ (miễn phí) bà con chòm xóm. Hầu hết các câu lạc bộ này không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của các điểm du lịch. Ấy nhưng, khi có du khách yêu cầu, họ được gọi lại phục vụ không có thù lao, mà chỉ hưởng tiền “boa” của khách.
Tại Bạc Liêu, dù ngành VHTTDL đã lập 5 đội ĐCTT để phục vụ hoạt động du lịch, tuy nhiên, ngay tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), khi du khách muốn thưởng thức ĐCTT thì không dễ có ngay, mà phải chờ tập hợp lực lượng.
Ở khu di tích lịch sử Nọc Nạng (Bạc Liêu), tình trạng cũng tương tự. Du khách thì không thể chờ, trong khi việc tập hợp đột xuất đội ngũ của một đội ĐCTT không dễ dàng vì hằng ngày họ cũng phải đi làm các việc khác kiếm sống. Đã vậy, có nơi còn muốn “ngắt” bớt khoản tiền “boa” của diễn viên (như trường hợp 3 diễn viên bị khám kiểm tra tiền “boa” sau khi phục vụ tại một điểm du lịch ở cù lao Thới Sơn, Tiền Giang vừa qua).
Không chỉ vậy, việc duy trì, phát triển đội ngũ ĐCTT tại các địa phương hầu hết đều do chính nhạc công, người ca truyền nghề cho nhau. Các địa phương rất ít tổ chức các lớp tập huấn bài bản. Gần như không có sự hỗ trợ về vật chất lẫn chuyên môn, làm sao có thể đòi hỏi các đội ĐCTT phục vụ du khách với sự nhiệt tình và chất lượng nghệ thuật cao?
Thiết nghĩ, ngành VHTTDL và các điểm du lịch tại các địa phương cần “chuyên nghiệp hoá” khi đưa loại hình ĐCTT vào phục vụ khách du lịch. Không cần điểm du lịch nào cũng có ĐCTT, nhưng nơi nào có thì cần đáp ứng ngay khi du khách có yêu cầu với chất lượng phục vụ cao. Từng là một trong những bộ môn nghệ thuật dân tộc VN tham gia lễ hội Smithsonian tại Mỹ (năm 2007) thì không thể... lôm côm ngay tại quê hương mình khi trình diễn cho khách phương xa thưởng thức.
Theo Báo Laodong
Ngày 14/4 tới, Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương sẽ chính thức khai mạc trong 10 ngày. Ban tổ chức dự kiến sẽ có tới 5 triệu lượt khách đặt chân tới đất tổ trong mùa lễ năm nay.
Giữ gìn ký ức của cộng đồng chính là xây đắp con đường đến với tương lai. Nhân dịp Tổ chức UNESCO trao bằng chứng nhận 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (HN) là di sản tư liệu thế giới, bà Katherine Muller-Martin - Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội - đã dành thời gian chia sẻ với báo giới.
Tối 8-4 (ngày 24-2 năm Canh Dần), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, thành phố Huế), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010. Lễ tế được thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống, gồm lễ xuất cung và lễ tế.
Ca sĩ Khánh Linh, diễn viên Thành Lộc, đạo diễn Dũng “Khùng”, nhạc sĩ Đức Trí, kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến… vừa cùng nhau thăm thú xứ Phù Tang
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn hiện có 187 thôn, xóm, tiểu khu. Năm 2009, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các khu dân cư đã đẩy mạnh thực hiện phong trào khu dân cư không có đói nghèo, tệ nạn xã hội, không vi phạm ATGT, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, đồng bào bị thiên tai, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc…Qua bình xét, phân loại đã có 133 thôn, xóm, tiểu khu đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, bằng 71,1% tổng số làng trong toàn huyện..
Ngày (7-4), 82 Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã chính thức đón nhận bằng Di sản tư liệu trong chương trình Ký ức thế giới do UNESCO công nhận. Lễ đón nhận đã diễn ra trong không khí hồ hởi của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng như người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự kiện này cũng là bước khởi đầu tốt đẹp cho chuỗi các sự kiện văn hóa, xã hội trong năm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.