“Huyền tích Trường Sa” là tên nhạc phẩm mới nhất của một vị tướng cùng một nhạc sĩ quân đội đã được sáng tác ngay trên Biển Đông, và lần đầu ra mắt công chúng trên chính đảo Trường Sa lớn, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Người viết phần nhạc – Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh tâm sự: "Huyền tích Trường Sa ra đời là sự kết hợp đầy ngẫu nhiên giữa cảm xúc của một người lần đầu đặt chân lên Trường Sa (là ông), với sự am hiểu lịch sử sâu sắc về quần đảo thiêng liêng này của Thượng tướng Bùi Văn Huấn (Út Lê), Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị QĐNDVN - cũng chính là người viết phần lời cho nhạc phẩm này. Nhạc sĩ Đức Trịnh tiết lộ, ông và Thượng tướng Bùi Văn Huấn đã cùng nhau trao đổi suốt ba ngày trên biển, để kịp hoàn thành tác phẩm ra mắt quân và dân trên đảo Trường Sa lớn ngay trong buổi giao lưu tối 12-4-2010.
Bản thảo Huyền tích Trường Sa với bút tích Nhạc sĩ Đức Trịnh.
Ca khúc không dài, ca từ cô đọng và sâu lắng của người viết được các ca sĩ của Đoàn Nghệ thuật Bộ đội biên phòng thể hiện ngay trên đảo Trường Sa lớn, trên nền nhạc lúc bổng khi trầm, đã dẫn dắt người nghe đi suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, từ huyền thoại đến quá khứ, từ hiện tại đến tương lai. Nhạc sĩ Đức Trịnh đã có lý khi chọn chất liệu ca trù dân gian rất phù hợp cho phần mở đầu của Huyền tích Trường Sa để tái hiện huyền thoại Mẹ Âu Cơ sinh hạ trăm người con, rồi Cha Lạc Long Quân dẫn năm mươi anh em xuống biển lập nghiệp. Các giai đoạn sau, tiết tấu ngày càng sôi động, mang hơi thở đương đại, toát lên cái hào khí oai hùng của dân tộc. Và chính những giao thoa giữa truyền thuyết và đương đại, giữa lịch sử và hiện tại, cùng sự hòa hợp trong các chất liệu âm nhạc đó, đã khiến Huyền tích Trường Sa được công chúng chào đón nồng nhiệt ngay trong buổi diễn đầu tiên.
Phần lời của "Huyền tích Trường Sa" do Thượng tướng Bùi Văn Huấn viết:
Từ thuở nào mẹ Âu Cơ sinh đàn con Và năm mươi người anh em xuống biển xây đời Đảo là nhà, biển là quê hương ơ… ơ…. Từ đảo chìm i đảo nổi, từ đảo gần đến đảo xa. Ôi Trường Sa quê hương ta, Tổ quốc ta. Như cây phong ba vững vàng, hiên ngang trung kiên người lính đảo. Sóng gió bão táp bốn mùa. Đảo là nhà biển cả là quê hương dấu yêu Rực sáng những công trình đẹp tươi Rạng rỡ những mái nhà đẹp xinh. Ôi mùa xuân trong ánh mắt người lính. Tiếng trẻ thơ, trang sách mới rộn ràng Đảo thân yêu ơi Biển quê hương ta Trường Sa.
|
Nói đến Huyền tích Trường Sa cũng không thể không nhắc đến những ca sĩ của Đoàn Nghệ thuật Bộ đội Biên phòng, những người đã thể hiện rất thành công ca khúc này ngay trong lần đầu. Mặc dù chỉ được nhận bản thảo trước giờ diễn hơn ba giờ đồng hồ để luyện tập nhưng hai ca sĩ Hà Linh và Thu Hương đã thể hiện rất thành công. Sau buổi diễn, ca sĩ Hà Linh nói: “Huyền tích Trường Sa là ca khúc mới cả về nội dung lẫn chất liệu nhạc nên đã tạo cho các ca sĩ nhiều cảm hứng trong thể hiện. Mong rằng sẽ có thêm nhiều ca khúc hay về Trường Sa nữa để chúng em được thể hiện”.
Trước đó, nhạc sĩ Đức Trịnh cũng đã kịp ghi lại những cảm xúc đầu tiên của mình qua một nhạc phẩm khác mang tên “Ánh mắt Song Tử Tây”. Ngay sau khi đặt chân lên đảo Song Tử Tây, ông sáng tác tác phẩm này chỉ sau vài giờ thăm đảo và kịp gửi tặng các chiến sĩ và nhân dân trên hòn đảo thân yêu này. Ông cho biết, nguồn cảm hứng để ông viết ngay được ca khúc chỉ trong vài giờ, vì nhiều cái “đầu tiên”. Lần đầu tiên được đến với Trường Sa, người nhạc sĩ này tâm sự, Song Tử Tây lại là hòn đảo đầu tiên mà ông đặt chân đến, đã đem đến cho ông những cảm xúc rất khác lạ. Và cái nhìn đầu tiên khiến cảm xúc trong ông trào dâng chính là ánh mắt của một bé gái khi hát tặng ông ‘bài ca người lính đảo’ một cách hồn nhiên nhưng “hiên ngang như người lớn” - nhạc sĩ kể. Chính vì vậy, “Ánh mắt Song Tử Tây” đã được ông viết trên nền nhạc POP mang âm hưởng vui tươi, với nhịp điệu tràn đầy lạc quan.
Thượng tướng Bùi Văn Huấn và Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh (mặc quân phục) giao lưu với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trường Sa lớn.
Nhạc sĩ Đức Trịnh cũng cho biết, chuyến đi thực tế lần này đã giúp ông có thêm nhiều trải nghiệm, mang lại cho ông nhiều cảm xúc mới để sáng tác. Ông cho biết, sau chuyến đi này ông sẽ hoàn thành thêm ít nhất một ca khúc nữa về Nhà giàn DK1, nơi mà những người lính hải quân nhân dân Việt Nam đã coi là nhà, tuy “mắt nhìn được rất xa mà chân không thể bước, nhưng trái tim đã là thép vì nhiệm vụ thiêng liêng”, nhạc sĩ Đức Trịnh nói.
Cũng thật dễ hiểu khi nhạc sĩ Đức Trịnh và các ca sĩ muốn có thêm nhiều ca khúc hay dành tặng quân và dân Trường Sa, vì tất cả những ai đã một lần đến nơi đây sẽ đều có chung một mong muốn là được làm nhiều điều hơn nữa cho mảnh đất thiêng liêng này! .
Theo Báo Nhandan
Bộ phim Những thiên thần áo trắng (kịch bản và đạo diễn Lê Hoàng, Hãng phim Việt) đang phát sóng trên VTV3 gây nên những dư luận trái chiều.
Có thể thấy rằng dòng phim lịch sử đã để lại những dấu ấn nhưng nó đang như một dòng chảy, chảy chậm và cần được khai thông
(HBĐT) - Là một trong 4 vùng Mường nổi tiếng của Hòa Bình, từ lâu, Tân Lạc đã được biết đến như một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây vẫn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống trong ứng xử, trong trang phục hay trong chính văn hóa ẩm thực mà cha ông để lại.
Theo dự kiến, bộ phim truyện nhựa “Nhìn ra biển cả” với nội dung xoay quanh những năm tháng tuổi trẻ đáng ghi nhớ nhất của Bác Hồ sẽ được trình chiếu từ ngày 29.4.
Gia đình ông Nguyễn Văn Lộc (phường Bắc Lý, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) hiện đang lưu giữ hàng chục sắc phong, sắc chỉ, quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm, phong chức, khen thưởng nhiều quan võ triều Nguyễn (ảnh).
Những ngày qua, dư luận đã bức xúc trước việc đoàn làm phim "Thái sư Trần Thủ Độ" nghiễm nhiên di dời toàn bộ long vị, bàn thờ của vua Minh Mạng, Hoàng hậu cùng dòng tộc tại chánh điện lăng Minh Mạng để làm bối cảnh quay phim khiến gần 250 con cháu hậu duệ của vua Minh Mạng và các vua nhà Nguyễn về dâng hương tá hỏa khi không thấy bàn thờ, long vị của vua ở đâu. Ý kiến của một số quan chức địa phương về sự việc này đã bộc lộ những quan niệm tùy tiện và ấu trĩ về quản lý di sản văn hóa.