Gia đình ông Nguyễn Văn Lộc (phường Bắc Lý, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) hiện đang lưu giữ hàng chục sắc phong, sắc chỉ, quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm, phong chức, khen thưởng nhiều quan võ triều Nguyễn (ảnh).
Theo một chuyên gia Hán - Nôm, những sử liệu quý này có nhiều giá trị trong nghiên cứu triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước nhà. Ông Trương Quang Phúc - Chủ nhiệm CLB Hán - Nôm Quảng Bình, người trực tiếp dịch và lược dịch các sử liệu này theo đề nghị của PV Lao Động - cho biết: Đây là những sắc phong, sắc chỉ, quyết định, cấp sự, công văn của các vua và quan lại trong các đời vua: Tự Đức, Thiệu Trị, Thành Thái, Khải Định. Các sử liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm, khen thưởng, phong quan đối với ông Nguyễn Văn Sung và Nguyễn Doanh - những vị võ quan dưới triều Nguyễn.
Các tài liệu cho thấy, ông Nguyễn Văn Sung - quê ở xã Cao Lao, tổng Cao Lao (cũ), nay thuộc huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) - là người “đi lính lâu năm, khá cần mẫn lại là người hay chữ”, “hiểu chuyện quản lý thuyền bè, thuỷ binh” và có tài bắn súng thần công. Ông đã từng làm đến quan ngũ phẩm, giữ chức Cai đội Thuỷ binh thuộc Vệ Trung Thủy tỉnh Nghệ An vào năm Tự Đức thứ 35 (1882).
Còn ông Nguyễn Doanh cũng được Khải Định phong chức Khán thủ, giao bảo vệ rừng cấm chiến lược tại tổng Cao Lao.
Hiện các sắc phong, sắc chỉ, cấp sự trên đã bị hoen ố và nhàu nát nhiều, song vẫn giữ nguyên vẹn dấu tích của các vua, quan triều Nguyễn cũng như xác nhận của Toà Khâm sứ thực dân Pháp. Chính vì vậy, ông Trương Quang Phúc cho rằng các sử liệu này nếu được khảo sát, bảo tồn sẽ có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu về triều Nguyễn - một triều đại chứng kiến nhiều biến động trong đó điển hình là bản chất xã hội thực dân nửa phong kiến.
Thêm vào đó, trong hàng chục tài liệu được phát hiện và dịch, có thể thấy càng về các đời vua cuối cùng thì các sắc phong, sắc chỉ hay quyết định sơ sài hơn và có thêm chữ ký, con dấu phê duyệt của Toà Khâm sứ Pháp.
Cũng theo ông Phúc, qua dịch gia phả của dòng họ Nguyễn ở Cao Lao, ông phát hiện ra rằng dòng họ này nổi tiếng có nhiều võ quan lớn. Có gia đình có 12 người là tướng lĩnh, được phong tước hầu (tước hiệu thứ hai trong 5 tước hiệu cao quý mà vua ban cho những người có công trạng: Công, hầu, bá, tử, nam). “Cao Lao trước có hai dòng họ lớn là họ Nguyễn và họ Lưu. Họ Nguyễn nổi tiếng về võ nghệ, họ Lưu lại am tường văn chương (có hậu duệ là nhà thơ Lưu Trọng Lư), nhưng đến nay sách sử nhắc đến họ Lưu nhiều, tuyệt nhiên ít thấy nhắc đến dòng họ Nguyễn này” - ông Phúc cho hay.
Ông Nguyễn Văn Lộc (hậu duệ đời thứ tư của ông Nguyễn Văn Sung) cho biết thêm, các sử liệu mà dòng họ ông đang lưu giữ cũng bị hư hại nhiều vì thời gian. Điều này đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu và bảo tồn các sử liệu, sử vật quý giá này.
“Nhìn ra biển cả” là bộ phim mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được công chiếu rộng rãi trên các tỉnh thành cả nước trong Đợt chiếu phim kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước (30/4; 1/5; 7/5; 19/5).
Những ngày này, người dân ở khắp nơi nơi, dù ở trong nước hay nước ngoài đều một lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng khí thiêng vang vọng. GS sử học Lê Văn Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Khu Di tích lịch sử đền Hùng đã chia sẻ với PV Báo CAND về những nghiên cứu mới nhất về văn hoá Hùng Vương, về di tích lịch sử đền Hùng.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong một vài năm trở lại đây tăng đột biến với những nguyên nhân chủ yếu như ngã, tai nạn giao thông, đuối nước….
Sáng nay 23-4, tức mùng 10-3 Âm lịch, tại điện Kính Thiên, đền Thượng, trên núi Nghĩa Lĩnh, khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ, lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng được thực hiện theo nghi thức quốc gia với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng hàng vạn con dân nước Việt.
"Với buổi hòa nhạc tuyệt vời này, đặc biệt là sự xuất hiện của nhạc trưởng Charles Ansbacher, sẽ xoa dịu trái tim và tâm hồn con người. Tôi vui mừng được tham dự vào buổi hòa nhạc, và tôi mong ý tưởng này sẽ được tiếp tục trong tương lai"- Đại sứ Mỹ Michael Michalak.
Trong khi các đơn vị làm sách chân chính nỗ lực mua bản quyền của các nước, giới làm sách lậu lại ngang nhiên hưởng siêu lợi nhuận bằng cách làm sách giả