Những ngày qua, dư luận đã bức xúc trước việc đoàn làm phim "Thái sư Trần Thủ Độ" nghiễm nhiên di dời toàn bộ long vị, bàn thờ của vua Minh Mạng, Hoàng hậu cùng dòng tộc tại chánh điện lăng Minh Mạng để làm bối cảnh quay phim khiến gần 250 con cháu hậu duệ của vua Minh Mạng và các vua nhà Nguyễn về dâng hương tá hỏa khi không thấy bàn thờ, long vị của vua ở đâu. Ý kiến của một số quan chức địa phương về sự việc này đã bộc lộ những quan niệm tùy tiện và ấu trĩ về quản lý di sản văn hóa.
Nghiên cứu quy mô
Những khuyến nghị của MTHR là dựa trên kết quả ban đầu của nghiên cứu kéo dài 30 năm về việc sử dụng điện thoại di động ảnh hưởng đến sức khỏe của 250 ngàn người châu Âu. Dữ liệu từ các cuộc gọi và thời lượng gọi sẽ được so sánh với chỉ số sức khỏe để xác định di động “kích động” hay làm trầm trọng thêm các bệnh ung thư như thế nào.
Nghiên cứu trị giá hàng triệu đô la này cũng tìm hiểu xem liệu chúng có làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thần kinh như Alzheimer, Parkinson và chứng đa xơ cứng cũng như đột quỵ, bệnh tim và các bệnh ít nghiêm trọng hơn như đau đầu hay rối loạn giấc ngủ.
Không một nghiên cứu nào trước đó đủ dài và trên diện rộng như vậy. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có dữ liệu về số lượng và thời lượng cuộc gọi được cung cấp bởi các công ty viễn thông. Các nghiên cứu trước đó tin dựa trên cảm tính của người dùng điện thoại về tần suất sử dụng điện thoại.
Các nhà nghiên cứu từ ĐH London cho biết các kết quả của nghiên cứu cho đến nay là “vững chắc” nhưng bởi vì các bệnh như ung thư thường âm thầm phát triển trong nhiều năm trong khi nhiều người mới chỉ dùng điện thoại thường xuyên trong 1 thập kỷ trở lại đây, vì thế vẫn có “những lỗ hổng lớn trong hiểu biến của chúng ta”.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO, chưa cần thiết phải đưa ra những khuyến cáo đặc biệt nào trong việc dùng điện thoại di động ở cả người lớn lẫn trẻ em.
Trẻ em “nhạy cảm” hơn
GS Challis cho biết mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy trẻ em nhạy hơn người lớn khi tiếp xúc với bức xạ phát ra từ điện thoại di động, nhưng điều đó không có nghĩa là không có.
“Tôi nghĩ rằng điều này rất logic bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và chúng ta biết rằng trẻ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với một số loại vật chất, chẳng hạn như tia tử ngoại. Nếu một đứa trẻ tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, làn da sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn người lớn mặc dù thời gian tiếp xúc với nắng là như nhau. Chúng cũng nhạy cảm với các yếu tố ô nhiễm hơn. Và có quan điểm cho rằng chúng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn”, GS Challis giải thích.
“Nếu các bậc cha mẹ lo lắng, họ có thể khuyến khích con trò chuyện ngắn hay dùng máy điện thoại bàn. Các bậc cha mẹ cũng có thể tận dụng những lợi ích từ sự phát triển của công nghệ bằng cách dùng những công nghệ ít ảnh hưởng tới sức khỏe”, GS Challis khuyên.
Tuy nhiên, quan điểm của vị giáo sư này là không nên khuyến khích trẻ dùng di động. Thậm chí tuổi dậy thì cũng chỉ nên dùng điện thoại để gửi tin nhắn hơn là trò chuyện trực tiếp.
Ông thừa nhận rằng một số bậc cha mẹ cảm thấy an tâm khi cho con dùng điện thoại di động dù biết rõ nguy cơ đối với sức khỏe bởi họ mong muốn quản lý con cái.
Theo Báo SKĐS
Những ngày này, người dân ở khắp nơi nơi, dù ở trong nước hay nước ngoài đều một lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng khí thiêng vang vọng. GS sử học Lê Văn Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Khu Di tích lịch sử đền Hùng đã chia sẻ với PV Báo CAND về những nghiên cứu mới nhất về văn hoá Hùng Vương, về di tích lịch sử đền Hùng.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong một vài năm trở lại đây tăng đột biến với những nguyên nhân chủ yếu như ngã, tai nạn giao thông, đuối nước….
Sáng nay 23-4, tức mùng 10-3 Âm lịch, tại điện Kính Thiên, đền Thượng, trên núi Nghĩa Lĩnh, khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ, lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng được thực hiện theo nghi thức quốc gia với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng hàng vạn con dân nước Việt.
"Với buổi hòa nhạc tuyệt vời này, đặc biệt là sự xuất hiện của nhạc trưởng Charles Ansbacher, sẽ xoa dịu trái tim và tâm hồn con người. Tôi vui mừng được tham dự vào buổi hòa nhạc, và tôi mong ý tưởng này sẽ được tiếp tục trong tương lai"- Đại sứ Mỹ Michael Michalak.
Trong khi các đơn vị làm sách chân chính nỗ lực mua bản quyền của các nước, giới làm sách lậu lại ngang nhiên hưởng siêu lợi nhuận bằng cách làm sách giả
“Quảng Ngãi, Hoàng Sa, Trường Sa: Lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam” là chủ đề của triển lãm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Phạm Văn Đồng khai mạc chiều 22/4.