Mở rộng Hà Nội là cơ hội để bảo tồn di tích từ việc giãn dân, có thêm vùng văn hóa truyền thống như Hương Sơn, để phát huy giá trị của Thủ đô.

Bảo tồn di sản văn hóa ở Hà Nội trong qui hoạch mới là nội dung cuộc tọa đàm diễn ra ngày 7/5, do Ủy ban TW MTTQ Việt Nam phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo (BCĐ) kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Báo Đại đoàn kết tổ chức, nhằm tập hợp ý kiến về đồ án Qui hoạch Hà Nội để báo cáo trước Quốc hội, sau gần 1 tháng Quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được triển lãm.

Hoàng thành Thăng Long – Di tích cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, một di sản văn hóa của Hà Nội, cần được bảo vệ.

Thủ đô Hà Nội có trên 5.000 di tích, chiếm 40% di tích của cả nước, trong đó, gần 1.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia; đa dạng không gian văn hóa với gần 1.300 làng nghề. Đặc trưng này làm nên hồn cốt Thăng Long ngàn năm văn hiến, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn cho các nhà quy hoạch nhằm bảo tồn các di sản.

Giới thiệu đề án Quy hoạch thủ đô Hà Nội, KTS Đỗ Viết Chiến (Văn phòng BCĐ Quy hoạch đầu tư xây dựng vùng thủ đô) nhấn mạnh: Hà Nội mở rộng địa giới hành chính để phát triển kinh tế cũng như giảm sức ép cho trung tâm. Mục tiêu của đồ án do nhà tư vấn PPJ (của Mỹ và Hàn Quốc) là xây dựng một đô thị lịch sử, văn hóa truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng của Hà Nội với tiêu chí xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại.

Cùng với giảm qui mô dân số từ 1,2 triệu xuống 0,8 triệu, khống chế tầng cao, mật độ xây dựng, đồ án đặc biệt chú ý đến qui chế quản lý kiến trúc cảnh quan, nhất là khu vực xung quanh Hoàng thành Thăng Long, khu Ba Đình, phố cổ, phố Pháp, hồ Gươm, hồ Tây và một số làng truyền thống như làng hoa Ngọc Hà, làng hoa Tây Hồ, làng đúc đồng Ngũ Xá, làng Bưởi…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã được nêu ra: Cần có quy hoạch chi tiết cho từng mảng; trong bảo tồn có phát triển, trong phát triển nên có bảo tồn. Vấn đề đặt ra là cần bảo tồn cái gì, cần giữ và nên giữ cái gì? Các di tích ở Hà Nội, trong đó, linh hồn là Hoàng thành và một số điểm khác, cần được coi trọng. Ở di tích Vườn Chuối, mới có quy hoạch vấn đề nhìn thấy, mà chưa quy hoạch được những cái còn nằm sâu trong lòng đất. Bảo tồn di tích phải bảo tồn cảnh quan, nếu không sẽ mất cảm xúc về khu di tích. Việc bảo tồn di vật dưới lòng đất chúng ta chưa có kinh nghiệm, trong khi lại khó khăn về kinh phí lâu dài. Mở rộng Hà Nội là cơ hội để bảo tồn di tích từ việc giãn dân, có thêm vùng văn hóa truyền thống như Hương Sơn, để phát huy giá trị của Thủ đô. Cần bảo tồn sự toàn vẹn những nét văn hóa Việt cổ và cảnh quan văn hóa xứ Đoài như đền chùa đình miếu và các nhà ở dân gian.

 Một số ý kiến cũng bày tỏ lo ngại với việc bảo tồn di tích trong quá trình phát triển đô thị hiện nay: Tường thành Cổ Loa ở đường Hoàng Hoa Thám đã bị san phẳng mà không được quan tâm kịp thời; khu phổ cổ mãi chỉ là đề án trên giấy, trong khi những người dân sống ở khu vực này rất khổ sở, vì phải sống trong những ngôi nhà đổ nát mà không thấy có phương án bảo tồn phù hợp vv…

Các đại biểu đều thống nhất, buổi tọa đàm là cần thiết, để các di sản của Thủ đô được bảo vệ kịp thời.

Ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VH,TT&DL đồng ý về ý tưởng bảo tồn di sản mà các nhà qui hoạch đưa ra. Nhưng ông mong rằng, với những khi di tích quan trọng, các nhà qui hoạch cần khảo sát thực tế trước khi đưa ra kết luận

                                                                             Theo Báo CAND

Các tin khác

Thanh niên các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xem phim Nhìn ra biển cả - Sức ép tâm lý khi làm phim về Bác?

Bác Hồ, vị cha già, lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, hình ảnh của Người luôn sống trong tiềm thức của mỗi người dân với tất cả lòng tôn kính. Điều này cũng trở thành một thách thức đối với những nhà làm phim nói riêng và các sáng tác về Bác ở mọi loại hình nghệ thuật khác nói chung.

Liên hoan phim quốc tế FICTS - Việt Nam lần thứ 5

Gần 80 bộ phim về đề tài thể thao và du lịch của các hãng trong nước và quốc tế sẽ tranh tài tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 27 - 30/5.

Nghề tốn người đẹp mà chất lượng không cao

Không ai phản đối chuyện một người trẻ muốn trở thành người “đa năng”, nhưng nếu năng động mà không có mục tiêu cụ thể nào được định hình theo kiểu “nhạc nào cũng nhảy” thì e khó có thể đạt đến tầm chuyên nghiệp.

Ai Cập tìm thấy bức tượng của vua Ptolemy IV

Chủ tịch Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập (CSA) Zahi Hawass thông báo các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy một bức tượng khổng lồ bằng đá hoa cương đen mang hình nhà thống trị Ai Cập cổ đại Ptolemy IV, tại ngôi đền Taposiris Magna, gần thành phố Alexandria.

Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam

Ngày 5-5, GS, TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (LLPB VHNT T.Ư) và các thành viên Hội đồng đã làm việc với Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Không gian nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 2693/UBND-VHKG đồng ý thực hiện dự án "Không gian nghệ thuật XQ" tại khu vực Hậu Lâu thuộc Khu di tích Thành cổ Hà Nội từ ngày 1-4 đến 30-10-2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục