Một cảm giác thật đặc biệt khi nhìn thấy những tác phẩm của nhà điêu khắc Hungary Farkas Aladár đang trưng bày tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Như lời của ông Varalzai Marton-Đại biện lâm thời sứ quán Hungary tại Việt Nam: “Sau thời gian dài chờ đợi, chúng đã “về nhà”. Không quá khi dùng từ về nhà, bởi tất cả những tác phẩm đã nói với chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu tự do, khát vọng tự do đến tột cùng và về khát vọng cuộc sống của nhân dân Việt Nam”.

 
Triển lãm điêu khắc mang tựa đề “Cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam” của nhà điêu khắc Hungary Farkas Aladár, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hungary - Việt Nam, do Đại sứ quán nước Cộng hoà Hungary tại Hà Nội phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Hungary tổ chức.


38 tác phẩm của nhà điêu khắc Farkas Aladár sáng tác tại Hungary trong thời kỳ nhân dân Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến đấu giành độc lập. Những tác phẩm này đã được triển lãm lần đầu tiên tại Budapest năm 1965 và được giới thiệu tại triển lãm Berlin (Đức) năm 1971.



Mùa Xuân Việt Nam.

Một điều ngạc nhiên là nghệ sĩ Aladár đã không có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào với người Việt Nam trước khi sáng tác những tác phẩm này. Không chứng kiến hiện trường, không có sự hiểu biết cụ thể nào về các chiến sĩ Việt Nam, nhưng qua các phương tiện truyền thông, tin tức đến Hungary về cuộc chiến tranh Việt Nam đã tác động mạnh mẽ tới ông, được ông truyền tải lên những tác phẩm bằng nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Nguồn cảm hứng, sức tưởng tượng đó được nuôi dưỡng từ sự đồng cảm, sự tương đồng về tâm hồn, cảm nhận chung về cuộc sống có được từ lòng yêu tự do giống nhau của nhân dân hai nước.

Có lẽ, ông thấu hiểu được những nỗi khủng khiếp của thế chiến lần thứ II. Nhờ đó ông đã có khái niệm về sự tàn khốc của chiến tranh. Ông hiểu rõ cảm giác cuộc sống đau thương mất mát, nô lệ và bị phụ thuộc, và ông hiểu lòng khát khao tự do, cảm giác của niềm hy vọng và sự hy sinh.

Tuy vậy, trên các tác phẩm điêu khắc đó người ta không thấy sự khốc liệt mà chỉ thấy chủ nghĩa nhân văn và sự đồng cảm sâu sắc. Trong những khối kim loại khô khan đó là những cảm giác, những suy nghĩ, sự sợ hãi, lòng dũng cảm cũng như sự hy sinh, hay niềm vui của cuộc sống… Nhìn những tác phẩm, công chúng dễ dàng cảm nhận những suy nghĩ và tình cảm đó của nghệ sĩ Aladár.


Việt Nam chiến đấu.

Được biết, sau khi hoàn thành các tác phẩm điêu khắc này, nghệ sĩ đã có ý nguyện đưa sang Việt Nam, nhưng do điều kiện chiến tranh, ý nguyện này đã không thực hiện được. Tuy nhiên tin tức về chúng và những bức ảnh chụp đã được chuyển sang Việt Nam. Hoạt động sáng tác của nghệ sĩ Aladár toát lên sự đồng cảm với nhân dân Việt Nam đã làm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động, và nghệ sĩ Aladár đã được mời sang Việt Nam. Cuộc gặp trực tiếp của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra trong năm 1967, những bức ảnh trong lần gặp gỡ này cũng được trưng bày tại triển lãm nhân dịp này, là minh chứng cho những kỷ niệm không bao giờ phai.

Con gái của nghệ sĩ Aladár, bà Farkas Luca cũng là người thừa kế những tác phẩm điêu khắc đặc biệt đã bày tỏ tiếc nuối khi ông đã không còn sống, để có mặt trong cuộc triển lãm này. Ước mơ của ông, là mang những tác phẩm trở “về nhà” của nó đã được thực hiện sau hơn 40 năm sáng tác. Đây là sự tôn kính xứng đáng cho nhà điêu khắc Farkas Aladár, khi đất nước Việt Nam đã và đang chuẩn bị cho rất nhiều các hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thống nhất đất nước, 65 năm Quốc khánh Việt Nam, 1000 năm Thăng Long-Hà Nội…
 
 
 
                                                                                          Theo ND

Các tin khác

Tiết mục mở màn cho đêm bế mạc
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cảnh trong phim Vượt qua bến Thượng Hải - Ảnh: hãng phim cung cấp

Huyền thoại sông Hương

Tối 12-6, trên sông Hương (TP Huế) diễn ra Chương trình Huyền thoại sông Hương, bắt đầu từ Ðiện Hòn Chén đến Nghinh Lương Ðình.

BachvietBooks xuất bản “Mù lòa” của José Saramago

Công ty sách Bách Việt và NXB Văn học vừa cho ra mắt tuyệt phẩm Mù lòa (Ensaio sobre a Cegueira, 1995) của José Saramago (Bồ Đào Nha), người có tác phẩm từng bị Thứ trưởng Ngoại giao loại khỏi danh sách các tác phẩm đề cử giải Văn chương châu Âu.

Xây dựng môi trường văn hóa trong game online.

6 năm xuất hiện tại Việt Nam, trò chơi điện tử trực tuyến - game online (GO) đã dần trở thành một xã hội ảo có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống thật của nhiều người dân, trong đó chủ yếu là giới trẻ. Với số lượng người trực tiếp chơi, gián tiếp chịu ảnh hưởng ngày càng tăng, xã hội ảo của GO đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống.

 

Ngành xuất bản đành sống chung với sách lậu

Sách giả ngày càng được in tinh vi hơn và bày bán công khai, thậm chí còn in giá bán cao hơn sách thật. Trong khi đó, số vụ bị phát hiện rất ít, khung xử phạt quá nhẹ khiến nhiều nhà xuất bản than trời: “Đành sống chung với sách lậu”.

Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến: Công bố những sản phẩm đầu tiên

NXB Hà Nội chiều 11-6 đã công bố những sản phẩm đầu tiên của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến - công trình văn hóa phi vật thể trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hoạt động điện ảnh - Nhiều tín hiệu lạc quan

Đánh giá về hoạt động điện ảnh và truyền hình TPHCM trong 5 năm qua, Đại hội Hội Điện ảnh TPHCM cho rằng điện ảnh thành phố đã có nhiều thành tựu. Một thị trường phim ảnh đang hình thành và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục