Tiết mục múa Men Tình đoạt giải A tại liên hoan tác phẩm múa các dân tộc Việt Nam.
Những năm gần đây, nghệ thuật múa gặp không ít khó khăn, nhiều nghệ sĩ hiếm có điều kiện tiếp cận công chúng. Nghệ thuật múa ít xuất hiện trên các sàn diễn như thời kỳ hoàng kim ở thế kỷ trước với những chương trình múa hoành tráng, những kịch múa gây ấn tượng mạnh trong người xem. Một số nghệ sĩ chỉ tham gia múa minh họa trong các chương trình ca nhạc.
Ðể khắc phục thực trạng đó , Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam đã có nhiều chương trình hành động có hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
Phong trào sáng tác được phát động thu hút lực lượng khá đông biên đạo. Nhiều trại sáng tác múa đã được tổ chức. Mỗi năm có hàng trăm tác phẩm múa mới được xây dựng cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, riêng những năm có hội thi, hội diễn, con số đó lên đến khoảng 200 tác phẩm. Ðặc biệt phải kể đến sự hình thành một đội ngũ biên đạo trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Các biên đạo từ trung ương đến địa phương đều dành tâm huyết cho nghệ thuật múa dân tộc với sáng tạo mới về phương pháp sáng tác, ngôn ngữ múa, hình thức thể hiện... Một số tác phẩm đi sâu tìm tòi cái mới trong nghệ thuật múa hiện đại với những thể nghiệm đa dạng. Các thể loại đề tài, phong cách nghệ thuật... phát triển khá đồng đều, trong đó có sự quan tâm tìm tòi mới về ngôn ngữ múa và hình thức thể hiện. Hầu hết tác phẩm đã tập trung phản ánh hiện thực cuộc sống một cách phong phú đa dạng, phục vụ nhân dân và các nhiệm vụ chính trị xã hội. Hội đã thực hiện nghiêm túc chính sách "Tài trợ sáng tạo công trình tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí" của Ðảng và Nhà nước, đã phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao. Các tác giả an tâm phấn khởi và tập trung trí tuệ để công trình, tác phẩm được thực hiện với khả năng sáng tạo cao nhất của mình, Hội cũng có điều kiện để động viên, hỗ trợ cho đội ngũ biên đạo trẻ với những thành công đáng ghi nhận.
Ở lĩnh vực huấn luyện giảng dạy múa, hội viên là giảng viên múa đã có nhiều cố gắng hoàn thiện, bổ sung giáo trình, sách giáo khoa và cải tiến phương pháp giảng dạy, trong đó các khoa, tổ và giáo viên múa dân tộc đã phải nỗ lực nhiều hơn trong việc chuẩn mực động tác, cải tiến phương pháp truyền đạt múa dân gian cơ bản. Từ đó, hằng năm đã có các lớp, các khóa tốt nghiệp đạt chất lượng cao không chỉ ở các cơ sở đào tạo trung ương mà ở cả khu vực như: TP Hồ Chí Minh, Việt Bắc, Tây Bắc... Riêng việc đào tạo biên đạo đã có nhiều khóa học đa dạng (chính quy - liên thông, tại chức...), thích hợp với nhiều đối tượng và có hiệu quả thiết thực đã giúp nhiều đơn vị nghệ thuật có biên đạo, đạo diễn tại chỗ, góp phần nâng cao chất lượng cho từng đơn vị. Ðồng thời với nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện, các cơ sở đào tạo nghệ thuật múa quan tâm thích đáng tới việc tổ chức, thực tập biểu diễn, tham gia các đợt liên hoan của các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, các cuộc thi tác phẩm và tài năng biểu diễn do Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức, từ đó năng khiếu được phát hiện, tài năng nghệ thuật được phát huy với nhiều triển vọng.
Biểu diễn nghệ thuật múa cũng đã có bước phát triển, mới mẻ về chất lượng nghệ thuật giải trí phục vụ cuộc sống; các nghệ sĩ, diễn viên múa đã cùng với các đơn vị nghệ thuật, nhất là đơn vị cấp tỉnh, vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã bám sát địa bàn dân cư, kể cả vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo... để phục vụ nhân dân. Xuất hiện khá nhiều nghệ sĩ biểu diễn tài năng, có kỹ thuật và diễn xuất tốt, đủ sức đảm nhiệm các vai diễn phức tạp với trình độ cao qua việc dàn dựng các vở kịch múa, các cuộc thi tài năng vừa qua. Khối nghệ thuật múa quân đội tiếp tục có sự trưởng thành về đội ngũ, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghệ thuật. Ðoàn ca múa Quân đội, các đoàn nghệ thuật quân khu, quân binh chủng và các đội văn nghệ cựu chiến binh đã sáng tác và dàn dựng nhiều chương trình, tiết mục múa có chất lượng, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghệ thuật của chiến sĩ mà còn phục vụ nhiều vùng dân cư trên khắp mọi miền đất nước. Các "vũ đoàn" hoạt động dưới phương thức "xã hội hóa" (chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh) tiếp tục phát huy trong kinh tế thị trường: Ðặc biệt có bước chuyển biến tích cực, nhiều diễn viên các vũ đoàn đã theo học chính quy tại Trường múa TP Hồ Chí Minh, do đó tính chuyên nghiệp đã được nâng cao hơn, chất lượng biểu diễn tốt hơn. Tại Hà Nội và một vài địa phương khác, phương thức hoạt động như trên cũng đã bắt đầu hình thành. Phong trào nghệ thuật quần chúng, đã thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và sáng tạo của đội ngũ hội viên, nghệ sĩ múa đang hướng dẫn, huấn luyện, sáng tác và dàn dựng tại các Nhà văn hóa, Nhà thiếu nhi, các đơn vị nghệ thuật quần chúng trong cả nước; sự gần gũi nhân dân, am hiểu bản sắc dân tộc, gắn bó với phong trào của các nghệ sĩ, đã tạo nên sức sống mạnh mẽ của lực lượng nghệ thuật này, tạo nên những hiệu quả nghệ thuật có sức lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động văn hóa cộng đồng. Hoạt động nghệ thuật múa trong phong trào nghệ thuật quần chúng có hai ưu điểm khá cơ bản: Về bản chất, vẫn giữ được sắc thái hồn nhiên, tươi tắn và bám sát cuộc sống của từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị... Về chất lượng, đã có tiến bộ rất rõ rệt, công chúng nhận xét rằng: Chất lượng múa trong phong trào nghệ thuật quần chúng ngày càng tiến sát với trình độ chuyên nghiệp. Ðiểm nổi bật chung của cả nghệ thuật múa chuyên nghiệp - nghệ thuật múa quần chúng và các cơ sở đào tạo nghệ thuật múa trên các lĩnh vực sáng tác, dàn dựng và biểu diễn được thể hiện trong việc đông đảo các nghệ sĩ, diễn viên múa và học sinh, sinh viên đã tham gia rất nhiều chương trình nghệ thuật trong các lễ hội chính trị - xã hội hoặc văn hóa - thể thao lớn của quốc gia, khu vực và địa phương, tạo nên hiệu quả xã hội rộng lớn trong cả nước.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Hội đã có mối quan hệ mật thiết với Hiệp hội Nghệ sĩ múa Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước có quan hệ truyền thống. Hội đã ba lần cử đại biểu đi dự hội thảo, liên hoan nghệ thuật múa ASEAN tại Trung Quốc. Cử đoàn đi dự liên hoan nghệ thuật múa tại Cam-pu-chia. Biểu diễn trong đợt liên hoan hữu nghị Việt Nam - Ấn Ðộ tại Ấn Ðộ và Hà Nội.
Những chương trình hành động của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam thật sự đã góp phần đưa nghệ thuật múa từng bước vượt qua khó khăn có vị thế trong đời sống xã hội và có sự phát triển mới, thể hiện từ sân khấu chuyên nghiệp cho tới phong trào nghệ thuật quần chúng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật múa của nhân dân.
Theo ND
Từ đầu năm đến nay, nhiều lễ hội đã được tổ chức. Bên cạnh những mặt tích cực đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, một số lễ hội cũng bộc lộ không ít tiêu cực, hạn chế. Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống nhằm xây dựng lễ hội lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, văn minh trong cuộc sống hiện đại.
(HBĐT) - Ngày 23/6, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội PN huyện Kim Bôi tổ chức đêm giao lưu văn nghệ truyền thông về HIV/AIDS, Dân số - SKSS tại xã Mỵ Hoà, huyện Kim Bôi.
Vào buổi sáng ngày Đại lễ 10/10, sau chương trình diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình sẽ là các màn trình diễn nghệ thuật thật quy mô. Kịch bản phần diễu hành nghệ thuật này vừa hé lộ đã thấy rõ sự hoành tráng, tưng bừng.
Trước thềm Hội nghị tổng kết, đánh giá 6 năm thực hiện “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” do Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VHTTDL) tổ chức vào đầu tháng 7 tới, nhiều vấn đề đã được xới lên....
Từng có một thời gian, cách đây chưa lâu, nghệ thuật múa nhận được rất nhiều lời phàn nàn về sự bùng nổ, lạm phát những tiết mục minh họa nghèo nàn về ý tưởng và trình độ nghệ thuật, trong khi lại thiếu vắng những tác phẩm múa chuyên nghiệp có chất lượng. Nay, dẫu chưa gặt hái được nhiều thành công như mong đợi, nhưng theo đánh giá của NSND Chu Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, nghệ thuật múa "không còn ở giai đoạn khó khăn nữa", và đang phát triển mạnh mẽ trên diện rộng.
Cùng với các ngành văn học nghệ thuật khác, sân khấu nhiều năm qua cũng hướng vào một nhiệm vụ lớn, hay đúng hơn là một sứ mệnh thiêng liêng, tìm tòi, thử nghiệm xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ đặc thù, sống động và trực tiếp của ngành nghệ thuật nghe nhìn này.