Một nhiệm kỳ năm năm là chặng đường không dài so với lịch sử phát triển của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam, nhưng từ đó cũng rút ra nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích trong hoạt động của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội đã tập hợp, động viên, đoàn kết các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ trên các lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu lý luận, biểu diễn và đào tạo, giữ vững định hướng của Ðảng về văn hóa, văn nghệ, đề cao chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân.

Với lòng yêu nước nồng nàn, với tài năng, trí tuệ và trách nhiệm công dân, luôn xứng đáng là người nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ, các nhạc sĩ, nghệ sĩ đã bám sát những vấn đề sôi động và chiều sâu của cuộc sống, phản ánh trung thực bức tranh đa dạng phong phú của công cuộc đổi mới, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tầm thường, lệch lạc, ngoại lai, xa rời thuần phong, mỹ tục trong đời sống âm nhạc. Hội Nhạc sĩ Việt Nam thật sự là lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới, với định hướng đúng đắn, cố gắng tạo ra một đời sống âm nhạc lành mạnh, toàn diện, hài hòa, đa dạng. Dòng chảy âm nhạc trong năm năm qua vẫn là dòng nhạc chính thống, gắn bó với dân tộc, ca ngợi cuộc sống, đấu tranh, lao động sáng tạo của nhân dân, ôn lại lịch sử hào hùng, ký ức về chiến tranh cách mạng, ca ngợi tình yêu trong sáng, lạc quan... Chúng ta hết sức vui mừng sau sự kiện Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sau đó là Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Ca trù cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ðó là những bằng chứng về giá trị tinh thần của nền văn hóa dân tộc đã được thế giới ghi nhận và trở thành nền tảng cho sự phát triển âm nhạc đương đại trên con đường hội nhập. Thành tích âm nhạc trong năm năm qua được ghi nhận trên các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận-phê bình, sưu tầm, nghiên cứu, đào tạo. Ðã có nhiều tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam được biểu diễn tại sân khấu nước ngoài, nhiều chương trình ca múa nhạc dân tộc đã chinh phục khán giả các nước từ  châu Á, châu Âu đến châu Mỹ, châu Phi... Các Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Nhà hát - Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc quốc gia đã mang âm nhạc Việt Nam tới các phòng hòa nhạc lớn của Pháp, Ðức, Nhật Bản, Trung Quốc... Trong nước sôi động với các cuộc thi âm nhạc: nhạc cụ dân tộc, thính phòng, các hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, toàn quân mà ở đó vai trò của âm nhạc luôn làm nòng cốt.


Bên cạnh đó, một dòng chảy mới đã xuất hiện, đó là dòng âm nhạc trẻ, hoạt động trên lĩnh vực sáng tác và biểu diễn ca khúc là chủ yếu, với những gương mặt trẻ, năng động, biết dựa vào nhiều nguồn lực xã hội, tạo nên một trào lưu âm nhạc mới, một thị trường âm nhạc thịnh hành mà ở đó có rất nhiều vấn đề cả tích cực và tiêu cực cần phải quan tâm giải quyết. Một số nhạc sĩ trẻ tâm huyết với nghề, kiên trì đi theo dòng chính thống với những sáng tác nhạc giao hưởng, ca múa, lễ hội, nhạc phim, sân khấu, các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh, truyền hình... góp phần làm phong phú bức tranh âm nhạc của đất nước. Nhiều công trình lý luận, nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc dân gian, dân tộc đã được công bố. Nhiều buổi hòa nhạc (concerts Recital) của các NSND, NSƯT được tổ chức công phu, chuyên nghiệp với chất lượng cao tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác. Các giọng ca trẻ đã chinh phục được khán giả trong và ngoài nước, ngày càng đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của công chúng. Một ấn tượng sâu đậm, khó quên trong nhiệm kỳ VII là Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1957-2007). Nhân dịp này, các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Huân chương Sao Vàng cùng các Huân chương cao quý khác của Ðảng và Nhà nước trao tặng.


Bên cạnh những thành tích đã đạt được, 5 năm qua chúng ta còn thiếu những tác phẩm vang dội trong công chúng. Âm nhạc chỉ có ca khúc là chính, thiếu đi mảng khí nhạc (hòa tấu nhạc cụ dân tộc, thính phòng giao hưởng,...). Mảng ca khúc thì thiên về ca khúc đại chúng (pop) mà thiếu đi những bản romance (ca khúc nghệ thuật). Bên cạnh đó, một số ca khúc pop thường dễ dãi về ca từ, đôi khi buông tuồng thô thiển, vai trò giai điệu bị lu mờ, làm mất đi sự độc đáo hấp dẫn của âm nhạc. Những năm gần đây, chúng ta thiếu sự đầu tư cho thể loại âm nhạc kinh điển - bác học từ khâu sáng tác, biểu diễn đến quảng bá. Các đơn vị  nghệ thuật hoạt động trong dòng nhạc này phải chật vật xoay xở và hết sức khó khăn. Sự thay đổi về tâm lý xã hội trong cơ chế thị trường đã khiến cho một bộ phận công chúng (nhất là công chúng trẻ) lãng quên những giá trị cũ. Sự bất bình đẳng trong đời sống âm nhạc đang tồn tại. Chúng ta quên những thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ lớp trước, lãng phí những tài năng trẻ và có phần hời hợt với những tác phẩm có giá trị lâu dài. Ðiều đó lý giải vì sao âm nhạc đỉnh cao của chúng ta không đủ điều kiện để phát triển, vì không được ghi nhận đúng mức, gây ra tâm lý thờ ơ, không còn mặn mà sáng tạo như trước kia. Nhà nước cần có một chiến lược đầu tư lâu dài và toàn diện để phát triển nền âm nhạc dân tộc. Dựa trên thế mạnh của ta là ca khúc, vươn tới nền khí nhạc chuyên nghiệp có tính quốc tế, với những nghệ sĩ biểu diễn trình độ cao, đại diện cho Việt Nam trên diễn đàn âm nhạc thế giới.


Trước đây, chúng ta đã có được những tác phẩm nhạc kịch, thính phòng giao hưởng đậm chất dân tộc, chúng ta cần có chính sách khuyến khích sáng tạo những tác phẩm âm nhạc kinh điển bác học. Phải có đầu tư chiều sâu và cấp kinh phí thỏa đáng để dàn dựng, biểu diễn. Giới nhạc sĩ và công chúng yêu nhạc mong muốn có một kênh truyền hình âm nhạc và có chiến lược quảng bá, tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, trang bị kiến thức âm nhạc cho công chúng, đặc biệt cho thế hệ trẻ thông qua phương tiện truyền thông cực kỳ quan trọng này. Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát  triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới là chỗ dựa vững chắc để chúng ta chấn chỉnh lại những lệch lạc, thiếu sót vừa qua bằng những chính sách cụ thể. Từ đó đưa đời sống âm nhạc trở lại cân bằng và phát triển hài hòa, phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của công chúng, góp phần nâng cao vị thế nền âm nhạc Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
 
                                                                            Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thăm lán Nà Lừa (Tân Trào - Tuyên Quang)

Nguyễn Thi: Im lặng mà tỏa sáng

Lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 ghi dấu ấn nhiều người lính-nghệ sĩ, trong số đó Nguyễn Thi (tên thật Nguyễn Hoàng Ca, bút danh Nguyễn Ngọc Tấn) là một trường hợp đặc biệt. Ông trưởng thành trong vai trò một chiến sĩ cảm tử, thành danh trong cương vị một nhà văn và hy sinh trong vị trí một người lính đang chiến đấu với khẩu súng trong tay.

Miss Teen toàn cầu khoe vẻ đẹp non tơ

Lần đầu tiên được tổ chức tại Brazil, cuộc thi Miss Global Teen 2010 đang diễn ra rất sôi nổi với sự tham gia của 23 thí sinh đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.

Tôi cần một mái ấm

Tôi đã chính thức xin lỗi khán giả về “sự cố thời trang” không hay này. Nhưng sao tôi vẫn thấy buồn và nhói đau...

Xuất bản sách - Ở đâu tốt hơn?

Những năm gần đây, các NXB năng độâng hơn trong việc tìm bản thảo hay để xuất bản. Nhờ đó, các loại sách nổi tiếng của thế giới và Việt Nam đua nhau xuất bản, độc giả cả nước không thiếu sách hay để đọc. Nhưng, hình như sự năng động của một số NXB lại mang yếu tố thị trường là chính. Nếu sách đáp ứng được thị hiếu bạn đọc, đảm bảo tung ra sẽ thu lợi thì NXB sẵn sàng in và in với số lượng lớn.

1,25 triệu lượt người trảy hội chùa Hương

Năm nay, lượng khách trảy hội chùa chùa Hương lập kỷ lục với gần 1,25 triệu lượt người, tăng 50.000 lượt khách so với năm 2009, mang lại doanh thu gần 69 tỷ đồng. Thông tin này được lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) công bố ngày 2-7 tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương năm 2010.

Đề nghị công nhận 8 di tích cấp quốc gia tại TPHCM

Tại hội nghị về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2010 - 2020 vừa được tổ chức sáng qua, 2-7, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch TPHCM đã đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia cho 8 công trình, địa điểm tại TPHCM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục