Nhà văn hóa khu 4, Thị trấn Kỳ Sơn được hoàn thành đầu tháng 7/2010 với tổng giá trị trên 130 triệu đồng.
(HBĐT) - Nhìn lại hơn 10 năm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Kỳ Sơn, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh – Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào đánh giá: “Phong trào đã thực sự đi vào chiều sâu với nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hiệu quả của phong trào không chỉ là tạo được lối sống văn hoá cho nhân dân, các cơ quan đơn vị, trường học mà còn góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà”.
Là cửa ngõ của Thành phố Hoà Bình, Kỳ Sơn đang trên đà phát triển với mức tăng trưởng kinh tế ổn định trên 12%, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là việc nảy sinh, gia tăng tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm dưới các hình thức phức tạp, tinh vi và len lỏi tới những địa bàn hẻo lánh mà trước đây là địa bàn trong sạch. Do đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngay từ khi phát động đã nhanh chóng được nhân dân đón nhận, nhiệt tình hưởng ứng với mong muốn hướng tới xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh.
Đồng chí Nguuyễn Văn Vấn - Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt
Phong trào xây dựng “gia đình văn hoá” nhận được sự hưởng ứng và phấn đấu nỗ lực của mọi người, mọi nhà, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi giữa các hộ gia đình. Bình quân hàng năm có từ 4.000 đến 6.000 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hoá”, chiếm tỷ lệ từ 65% đến 75%, 44% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá 3 năm liên tục. Năm 2010, huyện Kỳ Sơn phấn đấu có 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Các hộ gia đình thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, điểm văn hoá khu dân cư; cùng đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo…. Hàng năm, 85/85 khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết tạo không khí vui tươi, sân chơi lành mạnh cho nhân dân. Đã có 55 làng (chiếm tỷ lệ 65%) đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, trong đó có 12 làng giữ vững danh hiệu làng văn hoá 10 năm liên tục. Hiện nay, toàn huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 65 nhà văn hoá xóm bản và đang tiếp tục hoàn thiện 5 nhà với tổng nguồn vốn xây dựng 6,1 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp được 4,8 tỷ đồng.
Liên đoàn lao động huyện đã phối hợp với UBMT Tổ quốc Vịêt Nam làm tốt công tác tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn thực hiện 5 tiêu chuẩn: “cơ quan, đơn vị có đời sống văn hoá tốt”. Từ đó đã có 16/24 cơ quan đơn vị doanh nghiệp và 33/33 trường học đạt chuẩn văn hoá. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được phát động rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, khu dân cư, cơ quan, trường học… Phong trào đã thu hút 8.100 người ( chiếm 26%) luyện tập thể thao thường xuyên, 1.500 hộ gia đình (chiếm 20%) đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, 65/85 làng có câu lạc bộ thể thao… Phong trào đã có những tác động tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đã tăng từ 3,5 triệu đồng/người/năm năm 2000 lên 11,4 triệu đồng/người/năm năm 2009, công tác y tế giáo dục được đầu tư nâng cao chất lượng, an ninh trật tự xã hội đảm bảo.
Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, phong trào đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại cần được tập trung giải quyết, tháo gỡ. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Trưởng phòng VH – TT huyện cho biết: “Phong trào chưa thật sự đồng đều, rộng khắp trên địa bàn toàn huyện. Một số địa phương do công tác tham mưu của cán bộ văn hoá còn chậm dẫn đến triển khai lúng túng, chưa đồng bộ. Việc bình xét hộ gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá chưa thực sự nghiêm túc, có nơi còn dễ dãi. Kinh phí cho hoạt động của phong trào còn eo hẹp, thiếu phương tiện thông tin cổ động…”
Trong giai đoạn 2010 – 2015, Kỳ Sơn đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển phong trào theo cả chiều rộng và chiều sâu trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng. Hiện nay, huyện chú trọng từng bước nâng cao chất lượng xây dựng phong trào theo tiêu chí cụ thể, tránh làm tràn lan, đại khái; xây dựng các điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng, đạt hiệu quả một cách bền vững. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 74% số làng bản đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, 81% cơ quan đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hoá, 100% trường học giữ vững danh hiệu trường học văn hoá….
Dương Liễu
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL “Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú”. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 30.8.2010. Giảm bớt số lượng cấp hội đồng xét tặng, thay đổi và bổ sung một số tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu là những điểm mới trong Thông tư.
(HBĐT) - Ngày 23/7, Sở VH – TT &DL tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm công tác thi đua cụm 9 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
(HBĐT) - Mùa Word Cup, lại thêm mất điện, anh Hải càng có lí do để không về nhà. Điểm đến quen thuộc của anh sau giờ làm là quán bia trên đường Trần Hưng Đạo (thành phố Hoà Bình) với đông đủ các chiến hữu, vừa lai rai cốc bia lạnh với ít mực khô, vừa chém gió bình luận từng cú sút, pha ghi bàn liên tục từ 18h cho đến gần 4h sáng. Giải tán đám nhậu, anh đảo về nhà, chỉ kịp chợp mắt chốc lát rồi lại vội vã đến công sở cho kịp giờ làm.
Mùa phim hè năm nay khởi đầu bằng sự thành công trong phát hành của một bộ phim Việt. Nhiều người tin rằng, cuối cùng thì “cánh cửa” thị trường phim Việt đã mở không chỉ có mùa tết. Cùng lúc này, Luật Điện ảnh chính thức có hiệu lực, thời lượng phim Việt được mở rộng cả ở rạp lẫn trên truyền hình. Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam lần VII diễn ra từ 19 – 22-7 tại Hà Nội cũng bàn nhiều về hướng phát triển của điện ảnh Việt Nam. Có vẻ như mọi thuận lợi đang mở ra với phim Việt!
Đại hội Hội Điện ảnh VN lần thứ VII đã đặt ra những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn tới: cần tạo ra sự đổi mới nhận thức về điện ảnh, coi nhu cầu hưởng thụ xã hội là yếu tố chi phối nhu cầu sản xuất; hoạch định chiến lược phát triển nền điện ảnh dân tộc; đào tạo để tăng cường đội ngũ; cần tạo được dấu ấn thế hệ; Nhà nước tiếp tục đặt hàng làm phim; định hình thị trường điện ảnh; quan tâm công tác phát hành phim…
Đại hội lần thứ 30 của FIAP tổ chức tại Hà Nội
Đây là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự trở thành nước thứ 2 ở châu Á (sau Trung Quốc) giành quyền đăng cai tổ chức Đại hội lần thứ 30 của FIAP (Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế).