Khá bận rộn vì vừa phải gánh thêm trọng trách mới, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam nhưng NSƯT Phạm Ngọc Khôi vẫn thu xếp, tạm gác lại những mối toan lo khác để dành tuyệt đối thời gian, công sức cho chương trình nghệ thuật đặc biệt: "CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ" truyền hình trực tiếp từ Tân Trào tối 19/8. Là một trong các nhạc sỹ tên tuổi tham gia phối khí, dàn dựng, chỉ huy, suốt nhiều ngày qua, NSƯT Phạm Ngọc Khôi và dàn nhạc giao hưởng hàng trăm nghệ sỹ đã miệt mài tại các phòng tập.

 

Thưa nhạc sỹ Phạm Ngọc Khôi, mùa thu năm ngoái anh tham gia thực hiện Đại lễ hội âm nhạc "Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân" ngay giữa Quảng trường Ba Đình. Lần này là chương trình đặc biệt "CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ" cũng diễn ra ở một địa chỉ lịch sử: Căn cứ địa Cách mạng Tân Trào. Anh làm thế nào để cảm hứng nghê thuật của mình được tươi mới mà không lặp lại?

Chương trình do Tổng cục XDLL - CAND và Đài Truyền hình TP HCM tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp lúc 20h ngày 19/8/2010 trên các kênh VTV1, HTV9, VTC9, kênh Thuần Việt và Đài Truyền hình tỉnh Tuyên Quang.

-  Trước một chương trình nghệ thuật quy mô, tầm cỡ như thế này, không một nghệ sỹ nào lại có thể chai sạn được. Đấy, cứ nhìn xem, dàn hợp xướng của chúng tôi, toàn các bạn trẻ. Các bạn ấy đang là sinh viên, mới ngoài 20, hàng ngày quen "đánh đu" với nhạc nhẹ, quen nhảy hip - hop, nhưng giờ này, họ hát những bài ca Cách mạng, những bài ca về người chiến sỹ Công an hay như thế, da diết như thế.

Họ mang được sự tươi tắn, hồn nhiên, trong sáng cho những ca khúc có tuổi đời thậm chí gấp đôi tuổi họ. Bản thân nghệ sỹ tham gia còn thấy rạo rực, bâng khuâng, thì không lẽ gì tổng thể của chương trình lại không ngút ngàn cảm xúc. Tác động cả về nghệ thuật lẫn tư tưởng với công chúng từ chương trình "CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ". Qua mỗi bài hát, mỗi tiết mục, qua từng phần của chương trình sẽ tác động tới công chúng, sẽ tạo nên một sự cộng hưởng, liên kết tình cảm sâu rộng.

Các nghệ sỹ trong Đại lễ hội âm nhạc "Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân" (Ảnh: Minh Trí).

- Anh đã tìm ra chiếc "chìa khóa" nào để những ca khúc viết về đề tài Công an nhân dân mở được cánh cửa vào tâm hồn khán giả?

- Không, không cần đến một chiếc chìa khóa vàng nào cả. Thử hồi tưởng một chút nhé. Đại lễ hội âm nhạc "Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân" rõ ràng là đã được đón nhận hết sức trọng thị, nhiệt tình. Bằng chứng là một năm qua, chương trình được các đài truyền hình liên tục phát đi phát lại phục vụ yêu cầu khán giả, số lượng băng đĩa phát hành cũng rất lớn. Điều đó chứng tỏ, người dân vẫn nặng lòng cùng âm nhạc cách mạng, với các khúc ca bày tỏ tình yêu với Bác Hồ, với quê hương đất nước. Đấy là những trạng thái tình cảm bất biến trong tâm hồn nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Đề tài Công an cũng thế. Nhạc sỹ viết về Công an, là viết về những con người cụ thể, có hỉ nộ ái ố, yêu ghét hờn giận, những con người mang trên mình sứ mạng bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sứ mạng đó. Mà điều gì bắt đầu từ trái tim, sẽ dễ tìm đến những trái tim đồng điệu. 

- Tức là chỉ có bài hát hay và không hay, chứ không có chuyện đề tài làm cho tác phẩm khô cứng, đơn điệu?

- Đúng thế. Ca sỹ Thanh Thúy từ miền Nam ra sẽ hát bài "Ca ngợi chị Võ Thị Sáu". Nhiều năm qua, giai điệu bài hát của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn đã quen quá với số đông người: "Mùa hoa lê ki ma nở, ở quê ta miền đất đỏ. Sông núi nhớ mãi tên người anh hùng, đã chết cho mùa hoa lê ki ma nở"… Những ca từ này thật đẹp, thật xao động, đúng không. Thanh Thúy lại từng là người thủ vai chị Võ Thị Sáu trong bộ phim của điện ảnh Công an nhân dân. Đấy chính là sự liên tưởng rất đẹp, rất giàu ý nghĩa.

- Như anh nói, những ca khúc Cách mạng có sức lay động lòng người vô địch. Vậy tại sao từ trước tới nay, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp lại ít quan tâm đầu tư, dàn dựng các chương trình âm nhạc lớn, xứng tầm?

- Theo tôi do nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất là phụ thuộc vào tầm nhìn văn hóa của người chỉ đạo. Một bài hát để nguyên sơ, nó chỉ như một bài hát mà ai cũng hát được trong các phòng karaoke. Cho đến khi được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng, cũng bài hát đó đã mang sức mạnh của một đạo quân hùng hậu. Nếu người làm văn hóa có con mắt nhìn xa, trông rộng như thế, nghệ thuật không đơn thuần mang chức năng giải trí, mà hơn hết, còn có tính định hướng, giáo dục sâu sắc, tác động trực diện tới tinh thần, tình cảm của con người.

- Vậy, là một nghệ sỹ, anh có hào hứng với những chương trình đặc biệt như thế này?

- Không chỉ hào hứng, mà tôi còn thấy mình quá may mắn. Tôi may mắn vì được làm việc với các nhà tổ chức, các đạo diễn có tầm văn hóa, lại có tâm với âm nhạc chính thống. "CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ" vì vậy, sẽ là một công trình nghệ thuật đỉnh cao. Sẽ khó có khán giả nào theo dõi chương trình mà lại không thấy xúc động, bồi hồi. Tin tôi đi, xem xong chương trình, chắc chắn, tình yêu Tổ quốc, lòng yêu kính Bác Hồ và tình cảm với các chiến sỹ trong lực lượng Công an, sẽ càng lan tỏa, thấm sâu trong tâm hồn mỗi người.

- Vâng. Trân trọng cảm ơn nhạc sỹ Phạm Ngọc Khôi.

Chỉ đạo chương trình: Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn - Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an

Chỉ đạo thực hiện: Huỳnh Văn Nam

Chỉ đạo nội dung: Mã Diệu Cương

Kịch bản và Tổng đạo diễn: Trung tướng, nhà văn Hữu Ước

Phó Tổng đạo diễn: Xuân Quang

Trợ lý Tổng đạo diễn: Lê Tâm

Chỉ đạo nghệ thuật: NSƯT Quang Vinh

Phối khí, dàn dựng, chỉ huy: Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, NSƯT Phạm Ngọc Khôi, NSƯT Quang Vinh, NSƯT Đức Long

Dẫn chương trình: Quỳnh Hương - Anh Tuấn

Viết lời bình: Nguyễn Thị Quý Phương

Mỹ thuật: Lê Tâm - Đạt Tăng

Âm thanh, ánh sáng: Fantasy

 

                                                                                 Theo CAND

Các tin khác

Thanh niên xã Mãn Đức tích cực tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
Nhà Việt Nam học người Nga, Evgheny Glazunov (hàng đầu, bên phải).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Kịch sĩ” ăn xổi!

Có phải con đường trở thành “kịch sĩ” dễ như trở bàn tay nên khi ai có tiền đều có thể học làm diễn viên kịch?Nhiều năm qua, sân khấu kịch xã hội hóa ăn nên làm ra, từ vài sàn diễn đến nay đã phát triển đến 8 điểm diễn thuộc 6 đơn vị, đang cạnh tranh quyết liệt để lôi kéo khán giả. Không chỉ mở các điểm diễn mới, các sân khấu này và vài nghệ sĩ còn đứng ra mở lớp đào tạo diễn viên kịch.

Triển lãm "Thăng Long - Hà Nội: Nghìn năm văn hiến" tại Lào

Kỷ niệm Ðại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hướng tới kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào đã tổ chức triển lãm tư liệu "Thăng Long - Hà Nội: Nghìn năm văn hiến" từ ngày 2-8 đến 2-9 tại Viêng Chăn (Lào).

Kỳ nghỉ hồng trên đất nước triệu voi

Khi buổi lễ ra quân bắt đầu thì cơn mưa nặng hạt từ mờ sáng cũng vừa dứt. Khu vực tượng đài Bác Hồ trước UBND TPHCM l ấp lánh nước, lấp loáng bóng người qua. Buổi lễ dâng hoa lên Bác Hồ trước lúc lên đường tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế tại nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia của 107 đoàn viên, sinh viên, thanh niên công nhân thành phố diễn ra long trọng, cảm động. Kỳ nghỉ hồng này bắt đầu từ 29-7 đến 8-8 tại nước CHDCND Lào và từ 9 đến 11-8-2010 tại Vương quốc Campuchia.

Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII thành công tốt đẹp

Sáng 6/8, Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đến dự, có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Lê Xuân Tùng và Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên TW Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo TW; nhà báo Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW và đại diện lãnh đạo nhiều Bộ, ban, ngành cùng gần 900 nhà văn tham dự.

Nguyễn Thị Loan giành ngôi Người đẹp Biển

Tối 7/8, tại sân khấu Cá heo ở Tuần Châu (Quảng Ninh), thí sinh mang số báo danh 434 chiến thắng trong phần thi phụ đầu tiên của cuộc thi Hoa hậu VN, và giành suất vào thẳng top 10 đêm chung kết.

Đừng tự mua dây buộc mình

(HBĐT) - Khi còn là một cô bé mới chập chững vào đời tôi đã từng nghe một người mẹ chốn thôn quê dặn dò con gái trước khi tiễn con về nhà chồng: Con ạ! là phụ nữ mình phải biết chịu thương, chịu khó, vất vả, thiệt thòi một chút cũng không sao để cuộc sống gia đình được yên ấm và bản thân mình cũng được mọi người yêu thương quý mến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục