Có phải con đường trở thành “kịch sĩ” dễ như trở bàn tay nên khi ai có tiền đều có thể học làm diễn viên kịch?Nhiều năm qua, sân khấu kịch xã hội hóa ăn nên làm ra, từ vài sàn diễn đến nay đã phát triển đến 8 điểm diễn thuộc 6 đơn vị, đang cạnh tranh quyết liệt để lôi kéo khán giả. Không chỉ mở các điểm diễn mới, các sân khấu này và vài nghệ sĩ còn đứng ra mở lớp đào tạo diễn viên kịch.

Các diễn viên trẻ trong chương trình Sài Gòn Cười của Sân khấu Kịch Phú Nhuận

 
Đua nhau mở “lò” dạy kịch
 
Có ít nhất 10 “lò” đào tạo diễn viên kịch do cá nhân nghệ sĩ và nhóm nghệ sĩ đứng ra tổ chức hiện nay. Ban đầu, các “lò” này thuộc các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa quận - huyện, chuyên luyện thi cho thí sinh bằng các tiểu phẩm để thi vào hai trường: Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM và Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM. Về sau, nhu cầu muốn trở thành diễn viên kịch của một bộ phận giới trẻ quá lớn đã khiến cho các lớp đào tạo này phát triển theo mô hình tự phát. Nhiều “lò” đã dạy theo phương pháp truyền nghề, chuyên cung cấp diễn viên cho các nhóm hài, như: Oanh Nguyễn, Phi Trực, Trúc Mai... Hầu hết họ đều là diễn viên của các đoàn kịch thập niên 1980: Bông Hồng, Cửu Long Giang, Tuổi Trẻ... nay về chiều đứng ra mở lớp.
 
Lớp đào tạo của các công ty, sân khấu kịch đang hoạt động chuyên nghiệp cũng có số lượng thí sinh đăng ký theo học rất đông. Điều này chứng tỏ sự khao khát trở thành “kịch sĩ” trong đời sống hôm nay là có thật. Con số vài trăm thí sinh đăng ký mỗi khóa đào tạo là chuyện thường. Hiện có 4 điểm diễn thu hút thí sinh đăng ký tham gia, đông nhất là Công ty Đại Cồ Việt (nhóm nghệ sĩ Hoài Linh), Công ty Nụ Cười Mới, Công ty TNHH Hồng Vân (nhóm nghệ sĩ Hồng Vân) và Nhà hát Kịch TPHCM.
 
Các thanh niên nam, nữ muốn trở thành “kịch sĩ”, cứ đóng đủ tiền (trung bình từ 3 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/tháng) là có thể theo học các lớp này.

Các “lò” dạy nghề diễn kịch này chưa thật sự sàng lọc đầu vào để có được những học viên có thể theo nghề. Những cô chiêu, cậu ấm con nhà giàu, đi ô tô đời mới, ăn mặc sành điệu, nhả khói thuốc trong lớp học, nói chuyện bỗ bã qua điện thoại, chửi thề luôn miệng đã khiến cho những ai quan tâm đến chất lượng đào tạo cảm thấy chạnh lòng. Các buổi ngoại khóa của một số lớp học này là các quán nhậu, nhà hàng karaoke hoặc dẫn nhau đến các vũ trường. Một học viên khoe chỉ mới đi học 5 ngày nhưng nhờ “ngoại giao” giỏi nên đã có vai thứ phụ trong một vở kịch dài. Những bước đường đi tắt kiểu này xem ra dễ dẫn họ đến sự nổi tiếng nhanh hơn cả những học viên đang miệt mài học tập trên ghế nhà trường chuyên nghiệp.

 
Chỉ thích tấu hài
 
Thâm nhập các lớp học này mới thấy giáo trình giảng dạy không mới, lấy từ những giáo án của các thầy cô dạy ở Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM). Mai Khanh - theo học một “lò” kịch ở Tân Bình - cho biết: “Em học trọn khóa với giá 10 triệu đồng, học xong, em được gửi theo nhóm hài anh Q.N, diễn tấu hài kèm nghề tài xế xe ôm. Mỗi ngày nhóm diễn 4 điểm, em được diễn 2 điểm, một chị khác diễn 2 điểm, mỗi điểm lãnh 15.000 đồng. Sau đó, em được gửi đi đóng vai quần chúng có thoại vài câu trong một bộ phim. Thầy nói nếu muốn vào sân khấu kịch chuyên nghiệp thì quay lại học nâng cao thêm hai khóa nữa”.
 
 Một thanh niên tên Bình ở Bắc Ninh vào TPHCM có mộng làm diễn viên kịch, sau khi đóng tiền học hai khóa, đến nay vẫn chưa được nhóm hài nào nhận. Bình than: “Thầy bảo giọng của em khó mà làm diễn viên kịch nhưng thầy không nói điều này cho em biết trước khi đăng ký học, giờ thầy bảo học nâng cao rồi sẽ gửi qua đóng phim truyền hình”.
 
Hầu hết các lò đào tạo “kịch sĩ” này đều không cấp giấy chứng nhận nào cho học viên và cơ hội bước chân vào nghề của họ chỉ là những nhóm tấu hài. Điều ngao ngán là các học viên này nói họ đều mong muốn đi theo con đường làm diễn viên hài kịch. Có bạn nói huỵch toẹt: “Làm đào kép mau hết thời vì già rồi thì không ai mời đóng nữa, còn làm diễn viên hài thì mau kiếm tiền hơn, sống bền hơn”. Có người thẳng thắn: “Làm danh hài có gì đâu mà khó, ra sân khấu cứ nói nhăng, nói cuội, miễn khán giả cười được là ăn tiền!”.
 
Nghệ sĩ Mỹ Chi cho biết: “Cách đây 37 năm, tôi tốt nghiệp Viện Quốc gia Kịch nghệ Sài Gòn cùng với Thương Tín, Kiều Phượng Loan, Tú Trinh... Học ròng rã 4 năm, làm bài thi tốt nghiệp 4 tháng, ra trường vất vả lắm mới tồn tại được với nghề chứ đâu có dễ như vậy”.
 
Nghiệp dư hóa nghề diễn
 
Một sự thật đau lòng là khi chúng tôi tiếp xúc với các phụ huynh, có người đã phản ứng cách đào tạo chưa mang tính chuyên nghiệp. Một chị có con theo học ở một sân khấu phản ánh: “Hai giờ khuya thầy dạy gọi con tôi đến lớp để làm tiểu phẩm, vì lúc đó thầy mới đi đóng phim về. Rồi những buổi nhậu nhẹt kéo dài đến 5 giờ sáng. Khi tôi hỏi thì cháu bảo thầy dạy rằng làm nghệ sĩ là phải biết lăn lộn vào cuộc sống, chơi nhiều sẽ có vốn sống nhiều. Cuối cùng, gia đình tôi buộc cháu phải nghỉ, tìm nghề khác để học”.
 
Nhu cầu học làm diễn viên của một bộ phận bạn trẻ hiện nay là lớn và nhu cầu tự đào tạo diễn viên của các sàn diễn là có thật nhưng cách đào tạo này đã biến sàn diễn kịch thành nghiệp dư. Đến dự lớp báo cáo tốt nghiệp sau một niên khóa đào tạo của Công ty Đại Cồ Việt, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi nghe được phát âm đài từ của các “diễn viên” tương lai chưa chuẩn. Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết: “Nhiều nơi mời tôi về giảng dạy chỉ để chỉnh sửa phát âm cho các em nhưng tôi từ chối vì khâu tuyển vào quá yếu, khi các em đã diễn quen rồi, khó mà khắc phục được”.
 
Các sàn diễn kịch sẽ về đâu nếu việc đào tạo không được chú trọng, cho ra đời những diễn viên yếu kém? Nền kịch nghệ của một thành phố được xem là trung tâm văn hóa của cả nước sẽ ra sao khi đón nhận những diễn viên không có chất lượng từ các lò đào tạo này?
 
                                                                              Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Tiết mục dự thi tác phẩm múa các Dân tộc Việt Nam năm 2010
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đừng tự mua dây buộc mình

(HBĐT) - Khi còn là một cô bé mới chập chững vào đời tôi đã từng nghe một người mẹ chốn thôn quê dặn dò con gái trước khi tiễn con về nhà chồng: Con ạ! là phụ nữ mình phải biết chịu thương, chịu khó, vất vả, thiệt thòi một chút cũng không sao để cuộc sống gia đình được yên ấm và bản thân mình cũng được mọi người yêu thương quý mến.

Quảng cáo trên truyền hình đã tốt hơn, nhưng vẫn còn lách luật

Thời đại thông tin bùng nổ, truyền hình vẫn là phương tiện được ưa chuộng nhất, đông người xem nhất, thu được lợi nhuận nhanh và nhiều nhất. Chính vì thế, quảng cáo trên truyền hình được xem là phương tiện đạt hiệu quả nhanh nhất với nhà sản xuất, là nguồn thu lớn và chủ yếu đối với các đài truyền hình

Nghiệp dư hóa đội ngũ

Lỗ hổng đội ngũ làm phim truyền hình đang được chắp vá bằng những người chưa từng hiểu biết gì về phim ảnh

Y Moan được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân

Tối 6.8 tại Hà Nội, ngay trước đêm live show “Ngọn lửa cao nguyên”, nghệ sĩ ưu tú Y Moan đã lặng người xúc động đón nhận tin được nhận kỷ niệm chương Vì sự nghiệp âm nhạc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng

Giao lưu văn hóa - thể thao Văn phòng Chính phủ, Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố phía nam

Tối 6-8, tại TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ phối hợp UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc chương trình giao lưu văn hóa - thể thao truyền thống Văn phòng Chính phủ và Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố phía nam - năm 2010

Rạng ngời võ Việt

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ðại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam (diễn ra từ ngày 1 đến 4-8) tại Bình Ðịnh đã tạo nên ấn tượng mạnh. Hơn 1.000 thầy trò võ đạo của hơn 70 đoàn đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hội tụ về miền đất võ Bình Ðịnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục