Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(HBĐT) - Khi còn là một cô bé mới chập chững vào đời tôi đã từng nghe một người mẹ chốn thôn quê dặn dò con gái trước khi tiễn con về nhà chồng: Con ạ! là phụ nữ mình phải biết chịu thương, chịu khó, vất vả, thiệt thòi một chút cũng không sao để cuộc sống gia đình được yên ấm và bản thân mình cũng được mọi người yêu thương quý mến.

 

Vốn là người lành tính, chị Duyên người con gái ấy đã y lời mẹ dặn trong suốt hơn 20 năm trời làm vợ, làm dâu và rồi làm mẹ không ít phong ba bão táp. Chồng chị vốn là mẫu người bộc trực, nhưng có tính gia trưởng và bảo thủ. Rời quân ngũ anh ta được cử đi hợp tác lao động ở nước ngoài. Thời đó, đi Đức là  “xịn” lắm. 4 năm trời đằng đẵng thư từ những tưởng khi chồng trở về tình cảm gia đình sẽ được hun đúc, chị sẽ được sống cuộc sống sung sướng, nhàn hạ. Thế nhưng chuyện thực lại không như tưởng tượng. Anh bước xuống sân bay bóng nhoáng, bệ vệ, còn chị dúm dó trong bộ quần áo nhà quê với cái nhìn e thẹn. Anh thực sự thất vọng khi đã cất công mang theo kem dưỡng da, nước hoa, son phấn… từ ngoại quốc về mà vợ không biết dùng.

 

Trở về từ phía trời tây, tiền bạc xúng xính anh ta lao vào những cuộc chơi, những phi vụ làm ăn mà chính anh ta cũng không hiểu là mình đang làm gì. Trong khi đó chị muốn có chút tiền để mua quà biếu bên ngoại cho phải phép mà cũng không dám mở miệng xin chồng. Cũng bởi độc đoán và coi thường người vợ khờ dại mà bạc trăm, bạc triệu anh ta chắt bóp được từ mấy năm làm việc ở nước ngoài lại rơi hết vào túi của người đàn bà khác biết son phấn, điệu đà, dám khoác tay anh ta đi khắp nơi để giao du cùng bè bạn. Chị biết, gia đình làng xóm cũng đều biết, ai cũng khuyên răn chị nên lên tiếng để bảo vệ quyền lợi bản thân và bảo vệ hạnh phúc gia đình nhưng chị đã không làm được. Dù không ít lần giữa đêm khuya thanh vắng chị chạy ra trái bếp khóc thầm vì tình cảm vợ chồng nguội lạnh bởi người chồng bội bạc nhưng chị vẫn nhẫn nhục chịu đựng để làm tốt vai trò làm vợ, làm mẹ và làm dâu.

 

Tàn cuộc chơi, người chồng bội bạc ấy lại trở về với chị trong thân hình tiều tuỵ, rỗng tuyếch cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải lâu lắm chị mới tập dượt lại cho chồng công việc đồng áng, nhưng mọi việc vẫn đổ lên đôi vai gầy guộc của chị là chính. Và rồi từ đỉnh, giàu sang phú quí trải qua hơn chục năm trời giờ đây gia đình chị lại trở thành hộ nghèo nhất xóm. Những người được chúng kiến cảnh “lên voi, xuống chó” của chồng chị, người thương chị thì ít mà người trách chị thì nhiều. Họ cho rằng chị là người dại không biết thương thân, có “vàng” mà không biết giữ… chị nghe vậy, biết vậy và vẫn cắn răng để sống để phục vụ chồng con, không ai có thể hiểu chị nghĩ gì và quan niệm  thế nào là hạnh phúc?

 

Trong câu chuyện bi kịch nhỏ của gia đình chị Duyên, lỗi không hoàn toàn thuộc về chị. Nhưng cũng cần nhìn nhận rõ một điều "tính cách con người có thể thay đổi theo hoàn cảnh", nhiều người cho rằng: nếu như chị Duyên sớm gạt bỏ đi sự tự ti, dùng tình cảm, gần gũi để tìm hiểu tâm tư của chồng, thể hiện bằng lời nói, việc làm để anh ta cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương và không cảm thấy mình nổi trội hay quá lạc lõng ngay trong gia đình mình thì có thể mọi chuyện sẽ khác. Lời nói, hành động của mỗi con người hoàn toàn có thể chi phối bởi sự tác động gia đình, người thân và cộng đồng xã hội, nếu như cảm thấy mình không đủ tự tin   chị có thể chia sẻ với mọi người để cầu viện sự giúp đỡ. Thực tế đó không phải là việc quá khó khi mà các cấp, ngành và toàn xã hội đã và đang nỗ lực tuyên truyền luật “Phòng chống bạo lực gia đình”, luật “Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em”, phát huy quyền bình đẳng giới, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia “Vì sự tiến bộ phụ nữ”…

             

Để gia đình được hoà thuận êm ấm trong sự bình đẳng, xã hội công bằng, văn minh thiết nghĩ mỗi người phụ nữ ngoài sự hy sinh để chăm lo cho cuộc sống gia đình cũng phải biết lên tiếng bảo vệ mình khi cần thiết- hãy đừng đưa mình vào cảnh ngộ "tự mua dây buộc mình".

 

                                                                                               

                                                                                  Lam Nguyệt

 

Các tin khác

Hình ảnh quảng cáo kem trắng da trên một kênh truyền hình
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Rạng ngời võ Việt

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ðại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam (diễn ra từ ngày 1 đến 4-8) tại Bình Ðịnh đã tạo nên ấn tượng mạnh. Hơn 1.000 thầy trò võ đạo của hơn 70 đoàn đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hội tụ về miền đất võ Bình Ðịnh.

Sắp diễn ra những ngày văn hóa Fukuoka ở Hà Nội

Từ ngày 10 đến 13/8, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) phối hợp tổ chức “Những ngày văn hóa Fukuoka tại Hà Nội.”

Vương miện giúp Diệu Hoa tìm được tình yêu

Người phụ nữ tứ tuần vẫn mặn mà nhan sắc dù đã 20 năm sau ngày đăng quang Hoa hậu Việt Nam. Chị lại bồi hồi khi trở thành giám khảo cuộc thi sắc đẹp đang diễn ra ở Tuần Châu.

Vở kịch "Vòng xoáy" tái ngộ khán giả Thủ đô

Đã 7 năm kể từ ngày đầu ra mắt khán giả, vở kịch "Vòng xoáy" (tác giả: Trung tướng, nhà văn Hữu Ước; đạo diễn: NSND Doãn Hoàng Giang - NSƯT Trần Nhượng) của Đoàn kịch nói CAND đã có hàng trăm đêm diễn phục vụ khán giả mọi miền đất nước, cùng nhiều giải thưởng sân khấu chuyên nghiệp. Trong cuộc tái ngộ với khán giả Thủ đô đêm 4/8, "Vòng xoáy" thêm một lần thu hút người xem đến Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Tân Lạc: Kiểm tra họat động dịch vụ văn hóa trên địa bàn

(HBĐT) - Trong 2 ngày 3 - 4/8, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Tân Lạc gồm các đơn vị Công an, Quản lý thị trường và phòng Văn hóa huyện đã tổ chức kiểm tra họat động dịch vụ văn hóa internet, karaoke, băng đĩa, kinh doanh, mua bán, sửa chữa điện thoại di động trên địa bàn.

Người ký họa chân dung những mẹ Việt Nam anh hùng

Với một lòng thành kính biết ơn và đôi bàn tay tài hoa của người họa sĩ, hàng trăm bức ký họa chân dung các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được nữ họa sĩ Đặng Ái Việt hoàn thành với hàng trăm vẻ đẹp khác nhau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục