Fukuoka tại Hà Nội vừa khai mạc vào ngày 10-8. Đây một trong những chuỗi hoạt động của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tiến hành chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.
Sau đây là cuộc phỏng vấn ngài Takeo Ushino, Phó thống đốc tỉnh Fukuoka về sự kiện văn hóa này cũng như mối quan hệ hợp tác giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Fukuoka.
- Thưa ông, tiếp sau thành công của những ngày văn hóa Hà Nội tại Fukuoka được tổ chức vào tháng 10-2009, lễ hội Fukuoka tại Hà Nội lần này mang những nét đặc sắc gì?
- Ngày văn hóa Fukuoka lần này được tổ chức trong bốn ngày tại thủ đô Hà Nội. Đây là một niềm vinh dự đối với chúng tôi. Kể từ sau khi hai thành phố kết nghĩa anh em từ tháng 2-2008 cũng đã có rất nhiều hoạt động giao lưu. Nếu như vào thời điểm mùa thu năm ngoái, Hà Nội rực rỡ trong lòng thành phố Fukuoka với tà áo dài duyên dáng pha lẫn kiêu sa thì ngày hôm nay tiếng đàn Samisen từ miền đất phía nam Nhật Bản sẽ vang lên trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Một điều đặc sắc nữa nghệ nhân cắm hoa Ikebana nổi tiếng của Nhật Bản Kariyazaki Shogo sẽ mang đến cho các bạn một không gian đẫm màu sắc văn hóa của lễ hội. Bên cạnh đó khi tới lễ hội các bạn còn có dịp nếm thử các loại hoa quả ngon nổi tiếng của vùng đảo Kyu-Shyu, mặc áo truyền thống yugata, đọc truyện tranh nổi tiếng thế giới Manga. Đặc biệt đến với lễ hội năm nay có 30 nghệ sĩ múa trẻ vẫn còn đang là học sinh trường phổ thông trung học Wakaba vừa đoạt giải vô địch múa truyền thống tại Nhật Bản.
- Như ông đã nói ở trên, Hà Nội và Fukuoka là hai thành phố kết nghĩa anh em. Ông có suy nghĩ và mong muốn gì nhằm thúc đẩy thêm quan hệ hữu nghị giữa hai thành phố cũng như quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản?
- Như chúng ta đã biết, hiện nay châu Á đang là khu vực phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi vô cùng mong muốn mối quan hệ giữa Fukuoka - Hà Nội và Nhật Bản - Việt Nam ngày càng phát trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hóa, giáo dục và môi trường. Đồng thời cần tăng cường giới thiệu nét đẹp văn hóa của mỗi miền đất đối với thế hệ trẻ hai nước. Ví dụ nhắc đến tỉnh Fukuoka thì không thể không nhắc đến lễ hội nổi tiếng Yamakasa, đàn Samisen, truyện tranh Manga… và còn nhiều rất nét văn hóa đặc trưng khác nữa.
Về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, chúng tôi mong muốn được đón một số lượng lớn lưu học sinh Việt Nam sang học tập tại Fukuoka và các thành phố khác, cần mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Một điều nữa, từ những kinh nghiệm mà chúng tôi đã trải qua, thành phố Fukuoka là nơi tập trung rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp. Trong một thời gian dài, chúng tôi đã phải nỗ lực hết mình để giải quyết vấn đề khói bụi công nghiệp, đưa Fukuoka trở thành một trong những thành phố đi đầu tại Nhật Bản về gìn giữ môi trường trong sạch. Một số người dân Fukuoka có ý kiến cho rằng, với tư cách là thành phố kết nghĩa, nên chăng Fukuoka cần đóng góp kinh nghiệm và kỹ thuật cho một dự án môi trường xanh tại thủ đô Hà Nội - mảnh đất đang được mệnh danh là thành phố Hòa bình.
- Xin trân trọng cảm ơn người dân thành phố Fukuoka. Xin ông một câu hỏi nữa, ông có cảm giác gì khi tới thủ đô Hà Nội và những ngày này?
- Hà nội trong mắt tôi vừa tấp nập, vừa bình yên theo đúng nghĩa thành phố Hòa bình trong thời đại mới. Tròn 60 ngày nữa, Hà Nội sẽ đón Đại lễ 1.000 năm tuổi. Lịch sử của Fukuoka cũng đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại, song Hà Nội có nhiều nét lịch sử văn hóa khác hắn với Fukuoka. Tới với Hà Nội tôi có cảm giác đây là mảnh đất hội tụ chiều sâu lịch sử cũng như phát triển hiện đại. Bởi vì Hà Nội còn lưu lại rất nhiều di sản văn hóa, song lại là một thành phố trẻ với độ tuổi trung bình của người dân là dưới 30 tuổi. Tới đây tôi thực sự cảm không khí nhộn nhịp sôi nổi, một sức sống hừng hực thanh xuân của thành phố với những cao ốc mới được xây dựng như nấm tại thành phố này. Cảm nhận đó càng làm tôi tin tưởng sức mạnh tiềm tàng của Hà Nội - mảnh đất nghìn năm tuổi, thôi thúc trái tim tôi cần cống hiến hơn nữa cho tình hữu nghị bền lâu giữa Hà Nội và Fukuoka.
Múa truyền thống tỉnh Fukuoka.
Tiếng đàn Samisen trong Những ngày văn hóa Fukuoka tại Hà Nội.
Theo ND
Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM (VHNT) đã và đang diễn ra vào hai ngày 10 và 11-8. Khác với không khí sôi động của đại hội các hội VHNT chuyên ngành, đại hội Liên hiệp các Hội VHNT diễn ra khá trầm lắng, nhưng bên trong nhiều vấn đề đang “sôi sục” chờ đợi thử thách ban chấp hành mới, mà nặng nề nhất vẫn là vai trò của Liên hiệp các Hội VHNT đối với sự phát triển VHNT chung trong thời kỳ mới.
Cho đến thời điểm này, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 đã đi được một chặng dài. Ðã có 37 người đẹp lọt qua các vòng sơ khảo, chung khảo khu vực để tụ hội tại Khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh) và bước vào vòng thi cuối quan trọng nhất vào đêm chung kết 14-8 tới
Chiều 10/8, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với các bên liên quan trước thời điểm chỉ còn 50 ngày tới Đại lễ.
Họa mi núi rừng nhận lời vào vai người đàn bà thật thà, hiền lành trong bộ phim 'Hãy cùng em điệu Sarikakeo' vừa bấm máy tại Sóc Trăng.
(HBĐT) - Năm 2004, UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản, giai đoạn 2005-2010. Đây là một chủ trương lớn, hợp lòng dân, khai thác được tiềm năng, thế mạnh trong nhân dân. Hoạt động xây dựng nhà văn hóa đã trở thành phong trào thi đua ở mỗi huyện, xã, xóm, KDC.
Tối 9-8, một phần trong vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam 2010, tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 đã tổ chức phần thi Người đẹp tài năng - Hoa hậu Việt Nam 2010.