Cho đến thời điểm này, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 đã đi được một chặng dài. Ðã có 37 người đẹp lọt qua các vòng sơ khảo, chung khảo khu vực để tụ hội tại Khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh) và bước vào vòng thi cuối quan trọng nhất vào đêm chung kết 14-8 tới
UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương phối hợp đăng cai tổ chức và Tập đoàn Tuần Châu đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về cơ sở hạ tầng của cuộc thi. Ðêm chung kết bắt đầu từ 20 giờ tại sân khấu nhạc nước Tuần Châu do Công ty CP Tập đoàn MV Corp tổ chức chính được truyền hình trực tiếp đồng thời trên sáu kênh của Ðài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (3 kênh SD, 1 kênh Analog, 2 kênh HD), dự kiến sẽ có cầu truyền hình phục vụ công chúng. Nội dung thi gồm bốn phần thi chính: thi trang phục áo dài truyền thống; trang phục áo tắm; trang phục dạ hội và thi ứng xử, giao tiếp. Sân khấu, âm nhạc, ánh sáng, các tiết mục nghệ thuật song hành các phần thi của thí sinh trong đêm chung kết đều hướng tới chủ đề của cuộc thi: "Phụ nữ Việt Nam - Nghìn năm hương sắc".
Trước đó, thí sinh đã trải qua nửa tháng với nhiều phần thi và hoạt động phong phú. Ðó là các cuộc thi Người đẹp Biển (từ ngày 6 đến 7-8), Người đẹp tài năng (từ ngày 8 đến 9-8). Riêng hai cuộc thi: Người đẹp có gương mặt khả ái và Người đẹp thân thiện được thực hiện chấm điểm trong suốt quá trình thi. So với thể lệ cuộc thi đã được công bố, Ban Tổ chức đã xin phép và được cơ quan chức năng cho phép trao thêm giải thưởng Người đẹp được yêu thích nhất. Ngoài ra, Người đẹp có gương mặt khả ái được mang thêm danh hiệu Miss Eurowindow.
Trước khi bước vào các phần thi, 37 thí sinh cũng đã tham gia công tác xã hội và các cuộc đào tạo kỹ năng do các chuyên gia nước ngoài hướng dẫn. Cụ thể, ngày 5-8, các thí sinh cùng Ban tổ chức thăm và tặng quà cho học sinh Trường THCS Tuần Châu. Sau đêm chung kết, ngày 15-8, Hoa hậu, các á hậu và người đẹp trong tốp 10 của cuộc thi sẽ thăm và tặng quà một làng chài bị thiệt hại nặng trong cơn bão số 1 tại Cẩm Phả. Theo thể lệ của cuộc thi, Hoa hậu, Á hậu có nghĩa vụ trích 20% tiền giải thưởng để làm từ thiện.
Với chủ đề "Phụ nữ Việt Nam - nghìn năm hương sắc", cuộc thi năm nay gợi cảm hứng nguồn cội trong mỗi con người Việt Nam, ở vào thời điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cột mốc lịch sử này đã mặc định những giá trị đích thực của văn hóa truyền thống dân tộc mà người Việt Nam, trong đó có người phụ nữ Việt Nam đã cống hiến nhiều công sức để trân quý, lưu giữ vẻ đẹp thuần khiết và bản sắc trường tồn theo thời gian. Ðây cũng là dịp giới thiệu với bạn bè thế giới về đất nước, con người, cảnh sắc quê hương Việt Nam. Vòng Chung kết cuộc thi diễn ra tại TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Theo ND
. Thăng Long từ thế kỷ 15 đến hết thế kỷ 19 trải qua những thăng trầm với nhiều biến cố lịch sử, và xét về văn hóa, những thăng trầm ấy lại góp phần bồi đắp thêm những giá trị truyền thống, về tầm cao và thế đứng. Truyền thống yêu nước, hào khí Thăng Long với sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần nhân nghĩa đã thể hiện khá rõ trong giai đoạn này.
Tôi cảm nhận rất rõ sự xúc động của các bạn sinh viên khi nghe âm nhạc ngũ cung của Dạ cổ hoài lang vang lên tại nước Úc
Tại Bảo tàng Phụ nữ VN (36 Lý Thường Kiệt, HN) đang có cuộc triển lãm tranh ký họa chân dung các Mẹ VN anh hùng mang tên Hành trình nét thời gian của họa sĩ Đặng Ái Việt.
Khá bận rộn vì vừa phải gánh thêm trọng trách mới, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam nhưng NSƯT Phạm Ngọc Khôi vẫn thu xếp, tạm gác lại những mối toan lo khác để dành tuyệt đối thời gian, công sức cho chương trình nghệ thuật đặc biệt: "CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ" truyền hình trực tiếp từ Tân Trào tối 19/8. Là một trong các nhạc sỹ tên tuổi tham gia phối khí, dàn dựng, chỉ huy, suốt nhiều ngày qua, NSƯT Phạm Ngọc Khôi và dàn nhạc giao hưởng hàng trăm nghệ sỹ đã miệt mài tại các phòng tập.
(HBĐT) - Kinh tế khởi sắc, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể là kết quả nổi bật từ sau việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở các khu dân cư xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc.
Nhà Việt Nam học người Nga, Evgheny Glazunov vừa cho ra mắt cuốn sách "Những ngày tháng chiến tranh và hòa bình," được nhiều nhà Việt Nam học đánh giá là "cẩm nang quan hệ Liên Xô-Nga-Việt Nam."