Tiết mục sức mạnh đôi tay của đoàn xiếc TP Hồ Chí Minh đoạt huy chương vàng tại liên hoan xiếc quốc tế Hà Nội 2010.
Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ ba - Hà Nội 2010 là một trong những sự kiện chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hội tụ 257 gương mặt diễn viên đến từ chín quốc gia: Cam-pu-chia, Cu-ba, Ðức, Nga, Mông Cổ, Lào, U-crai-na, Trung Quốc và nước chủ nhà Việt Nam. Với 23 tiết mục được chia làm hai chương trình, liên hoan đã kết thúc sau gần một tuần đua tài sôi động từ ngày 6 đến 11-8. Ðã có 14 giải thưởng được trao tặng trong đó có một huy chương vàng dành cho tiết mục Sức mạnh đôi tay của Ðoàn Xiếc TP Hồ Chí Minh cùng sáu Huy chương bạc, bảy huy chương đồng cho các tiết mục khác.
Về phía các đoàn nước ngoài, những tiết mục tham gia liên hoan đều có chất lượng khá đồng đều, từng biểu diễn tại nhiều nước và tại các kỳ liên hoan xiếc quốc tế trên thế giới, phần nào thể hiện được nét riêng độc đáo của nghệ thuật xiếc các nước cùng tính chuyên nghiệp trong tập luyện và biểu diễn. Các diễn viên nghiêm túc thực hiện theo đúng quy chế và quy định của ban tổ chức (BTC) đề ra với tinh thần mong muốn được giao lưu, học hỏi, biểu diễn nhiệt tình, cống hiến cho người xem nhiều chương trình, tiết mục hấp dẫn. Về phía Việt Nam, các tiết mục xiếc tham dự của sáu đơn vị trong nước đã được thẩm định kỹ lưỡng, lựa chọn để lập thành một đội của nước chủ nhà. Theo đánh giá của các vị giám khảo quốc tế và của công chúng, liên hoan cho thấy xiếc Việt Nam đã có bước tiến mới. Họ ghi nhận những nỗ lực và sự cố gắng không mệt mỏi của các nghệ sĩ xiếc Việt Nam về chuyên môn kỹ thuật cũng như phong cách biểu diễn. Trong liên hoan, các tiết mục của Việt Nam không hề thua kém tiết mục của đoàn xiếc các nước, đồng thời đã để lại ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế và được các bạn đánh giá cao. Ðây là sự khẳng định vị thế của nghệ thuật xiếc Việt Nam trên thế giới. Sự trẻ hóa của đội ngũ diễn viên tham gia liên hoan cũng khẳng định những tiềm năng tạo đà cho sự phát triển của ngành xiếc Việt Nam trong tương lai không xa. Một số tiết mục của Việt Nam thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc từ vũ đạo, âm nhạc, đạo cụ cho đến trang phục biểu diễn. Với các kết quả đạt được, ngay tại liên hoan, một số tiết mục của xiếc nước ta đã nhận được lời mời dự Liên hoan xiếc quốc tế Tây Ban Nha và Liên hoan xiếc Mô-na-cô như tiết mục: Sức mạnh đôi tay của Ðoàn xiếc TP Hồ Chí Minh, Ðu siêu nhân của Liên đoàn xiếc Việt Nam bên cạnh các tiết mục khác đang được thỏa thuận và lựa chọn...
Bên cạnh đó, khâu tổ chức đón tiếp của BTC đối với các đoàn quốc tế cũng được các bạn đánh giá cao, thể hiện tinh thần hiếu khách của đơn vị tổ chức nước chủ nhà cùng sự cổ vũ nhiệt tình của người xem. Cả sáu đêm diễn của liên hoan, lượng khách đến rạp luôn luôn kín hết 1.200 chỗ ngồi. Một yếu tố thành công của liên hoan là sự đóng góp, làm việc tận tâm của Hội đồng giám khảo gồm các thành viên có nền nghệ thuật xiếc phát triển: Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc và của xiếc Việt Nam. Các thành viên hội đồng đều là chủ tịch và giám đốc của các kỳ liên hoan quốc tế cũng như của các tổ chức xiếc nổi tiếng trên thế giới. Hội đồng đã làm việc độc lập, nhiệt tình, khách quan, công bằng và trung thực để tìm ra được những tiết mục xứng đáng để trao tặng các giải thưởng.
Bên cạnh các thành công, liên hoan cũng còn một số hạn chế cần rút kinh nghiệm. Ðiều này có thể thấy ở số lượng thể loại tiết mục còn ít. Nhiều tiết mục trùng hợp, trong đó chủ yếu là xiếc hình tượng, thăng bằng và đu, một vài tiết mục chưa đạt trình độ chuẩn. Việc lên kế hoạch chuẩn bị cho liên hoan nếu được thực hiện sớm sẽ mời được nhiều đoàn các nước tham gia hơn, từ đó sẽ chọn được nhiều tiết mục ở các thể loại khác nhau, gây được hứng thú và sự cuốn hút cho các nội dung chương trình. Mặt khác, do kinh phí có hạn cho nên BTC chưa mời được những tiết mục xiếc tập thể hoành tráng để liên hoan thực sự hấp dẫn, thu hút khán giả hơn. Tuy nhiên, có thể nói, đây là một nỗ lực lớn của nước chủ nhà khi lần đầu ban tổ chức đã chi toàn bộ tiền vé cho các diễn viên quốc tế tham gia. Việc có nhiều thể loại xiếc tham gia trong những kỳ liên hoan sau sẽ góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho các nghệ sĩ Việt Nam và các nước được học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau để đưa nghệ thuật xiếc ngày càng phát triển.
Theo Báo Nhandan
Từ ngày 13 đến 15-8, tại Tuyên Quang, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Chiều 12/8, tại Lâu đài Trắng, Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Tập đoàn Tuần Châu khai mạc triển lãm "Di sản văn hóa tiêu biểu trong mối quan hệ giữa Thăng Long và Hạ Long qua 1.000 năm lịch sử."
Tận dụng 60 kg giấy từ tạp chí cũ, họa sĩ Hồ Đắc Hiệp xé, dán tạo nên bức tranh miêu tả cảnh đồng quê thanh bình. Tác phẩm này cùng 7 hoạt động văn hóa khác tại Festival Huế 2010 vừa được trao kỷ lục Việt Nam.
Phòng Quản lý di sản (Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh) cho biết, người dân ở làng Kim Nặc (xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh) vừa đào được 3 chiếc bình gốm cổ được làm bằng chất liệu đất nung (trong đó 1 bình có màu da lươn, 2 bình còn lại màu đỏ). Phía trên miệng của mỗi bình này úp chặt 3 chiếc đĩa men xanh ngọc. Mỗi bình cao khoảng 25cm, đường kính đáy và thân bình rộng 15cm có chân đế, hoa văn khắc vạch, miệng có gờ chỉ nổi trông rất đẹp mắt.
Sân khấu nhạc nước của khu du lịch Quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh) đã được đầu tư hơn 7 tỉ đồng để dành cho cuộc thi chung kết của HHVN 2010
(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cách đây 10 năm, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn đã đề ra chương trình hành động cụ thể để thực hiện, trong đó nêu rõ: Lấy đoàn kết cộng đồng dân cư làm sức mạnh, lấy nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làm nội dung, lấy thôn, xóm, nơi công sở, cơ quan, trường học, trạm y tế làm địa bàn thực hiện. Lấy tự quản làm hình thức hoạt động với phương châm vì lợi ích của nhân dân, thực hiện bằng sức dân và do dân tự quản…