Thiếu nữ Mường Bi trong phần thi đánh cồng chiêng tại Lễ hội Khai Hạ
(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Tân Lạc còn lưu giữ khoảng trên 500 chiếc cồng chiêng trong nhân dân. Trong số đó hầu hết là cồng chiêng cổ được lưu truyền lại từ thời cha ông.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Linh, Trưởng phòng VH & TT huyện Tân Lạc cho biết: “Giai đoạn những năm 80, do đời sống khó khăn, một số lượng cồng chiêng của Tân Lạc đã bị nhân dân bán mất. Đây là điều vô cùng đáng tiếc. Từ những năm 90 trở lại đây, do ý thức được sự quý giá của cồng chiêng cổ nên các gia đình rất chú trọng lưu giữ, hầu như không có hiện tượng mua bán cồng chiêng, người dân cất giữ cồng chiêng như vật quý, vật thiêng trong nhà”. Một số địa phương còn lưu giữ được nhiều cồng chiêng cổ như: xã Phú Vinh, xã Đông Lai, xã Ngọc Mỹ, xã Mãn Đức, xã Trung Hoà.... Ở các xã này thì hầu như gia đình khá giả nào cũng có 1,2 chiếc cồng chiêng là vật quý gia truyền, được để ở chỗ cao ráo hoặc treo gần khu vực bàn thờ. Nghệ nhân Bùi Văn Khểm (xã Mãn Đức) cho chúng tôi biết thêm về cách sử dụng cồng, chiêng của người Mường Bi: “Việc bảo quản, sử dụng cồng chiêng được thực hiện rất cẩn thận, trang trọng. Người Mường Bi không bao giờ úp chiêng lên nền nhà, nền đất vì sợ bị “lùn chiêng” (chiêng mất tiếng, tiếng không còn hay). Chiêng chỉ sử dụng trong ngày lễ, Tết hoặc có đám ma. Khi làng có người ốm nặng sắp chết, một hồi chiêng cụt sẽ được gióng lên. Khi đưa đám tang, ông Mo sẽ là người đi đầu, sau đó đến chiêng. Vì sự linh thiêng đó mà tuyệt đối không được mang chiêng ra đánh chơi, đánh nghịch linh tinh.” Không chỉ linh thiêng trong đời sống, đối với người Mường Bi, chiêng còn thân thuộc, gần gũi như hiệu lệnh của làng. Hiện nay, toàn huyện Tân Lạc đang còn lưu giữ khoảng trên 100 chiếc chiêng đi săn. Một số địa phương như: xã Phú Vinh, xã Phú Cường... vẫn còn thường xuyên sử dụng chiêng đi săn để báo hiệu, tập hợp dân làng đi săn bắt thú rừng. Chiêng đi săn không chỉ biểu hiện nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ, luôn kề vai sát cánh bên nhau của người dân đất Mường cổ. Do đó, bảo tồn và phát huy văn hoá cồng chiêng còn có ý nghĩa là bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Mường Bi.
Tuy nhiên, cho đến trước khi Lễ hội Khai Hạ (trước có tên gọi là Lễ hội cồng chiêng) được phục dựng lại từ đầu năm 2000 thì cồng chiêng Mường Bi vẫn chỉ âm thầm tồn tại và được cất giữ nhỏ lẻ trong nhân dân. Lễ hội Khai Hạ năm 2000 qui tụ hơn 400 chiếc chiêng cổ đã thực sự làm sống dậy giá trị độc đáo của cồng chiêng, đánh thức hồn Mường cổ. Từ đó đến nay, Khai hạ Mường Bi được thường xuyên tổ chức vào ngày mồng 7 và mồng 8 tháng giêng hàng năm. Ngoài những hoạt động văn hóa phong phú như ẩm thực, trò chơi dân gian... trong Khai hạ Mường Bi không thể thiếu phần thi đánh cồng chiêng giữa các xã. Từ trong mỗi gia đình nhỏ lẻ, cồng chiêng đã bước ra hội rộn ràng. Từng hồi chiêng trầm hùng hay những giai điệu của các bài “Đi đường” “Poỏng ba, poỏng sáu, poỏng chín”... đã gọi về trong mỗi người dân niềm tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống. Điều đáng phấn khởi hơn cả là đứng bên cạnh những nghệ nhân cao tuổi, các thiếu nữ Mường Bi duyên dáng đã có thể tự tin cùng hoà nhịp những bài chiêng cổ.
Theo dòng chảy của thời gian, mọi thứ đều có thể bị cuốn đi, chỉ có văn hoá và những giá trị tinh thần tốt đẹp là còn đọng lại. Tình yêu, niềm tự hào và ý thức lưu giữ cồng chiêng của những người dân Tân Lạc hôm nay sẽ tiếp tục làm nên hơi thở, sức sống lâu bền cho nền văn hoá Mường Bi đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống.
Dương Liễu
(HBĐT) - Những năm gần đây, cái tên Hòa Bình đã trở nên quen thuộc và là sự lựa chọn của nhiều du khách gần, xa. Du lịch Hòa Bình liên tục giữ được mức tăng trưởng khá ấn tượng.
(HBĐT) - Ngày 10/10, Nhà thiếu nhi tỉnh đã tổ chức liên hoan tiếng kèn đội ta tỉnh lần thứ II chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội và hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Tham gia liên hoan có 8 đội nghi thức các huyện, thành phố với gần 90 em học sinh THCS.
(HBĐT) - Tối ngày 9/10, Siêu thị Elecvina đã tổ chức chương trình ca múa nhạc chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Chương trình đã thu hút đông đảo nhân dân thành phố Hòa Bình đến xem với nhiều tiết mục sôi nổi, hấp dẫn, trong đó có nhiều bài hát về thủ đô Hà nội ngàn năm văn hiến.
Sáng 8-10, tại vườn hoa phía trước Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và chung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Chương trình Chào Thăng Long nghìn năm tỏa sáng, với sự tham gia của hàng nghìn đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên Thủ đô cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Các đồng chí: Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Lâm Phương Thanh, Bí thư Thường trực T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh đến dự. Cùng dự, có 65 đại biểu thanh niên quốc tế đến từ các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tối 6/10, gần 8.000 nghệ sĩ thể hiện các vở diễn kể về lịch sử VN cùng những màn trình chiếu ánh sáng laze tại buổi tổng dượt đêm hội văn hóa trên sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội).
Cùng với thời gian, vai trò của nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam cũng ngày càng được làm rõ dưới ánh sáng của một tư duy nghiên cứu khoa học khách quan, không thiên kiến, đặc biệt là những đánh giá về người sáng lập vương triều này