(HBĐT) - “Không phải mẹ chồng khó tính, chỉ có con dâu không biết đối xử với mẹ chồng…”, đó là điều chia sẻ của chị Phương, phường Tân Hoà (TPHB).

 

Chị cho biết: Ngày mới về làm dâu nghe hàng xóm nói bà Liên (mẹ chồng) rất khó tính nên chị cũng hơi ngại. Đúng là “ khó tính” thật nhưng sống gần mẹ chồng lâu dần chị cảm thấy điều “khó tính” ấy rất cần cho mình trong cuộc sống. Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ chỉ có hai chị em (một trai, một gái) nên ít khi Phương phải làm những công việc nội trợ như chợ búa, cơm nước, thậm chí việc giặt giũ đã có máy giặt. Đi làm dâu tránh làm sao mọi công việc nội trợ, nhất là việc vào bếp là điều sợ nhất đối với Phương. Nhưng thật may mắn Phương luôn được mẹ chồng giúp và chia sẻ. Nhiều hôm đi làm về muộn thấy cơm canh đã dọn sẵn, Phương cảm thấy ái ngại với mẹ chồng thì lại được mẹ chồng an ủi:

 

- Các con đi làm vất vả ở cơ quan, mẹ ở nhà cả ngày chỉ có hai bữa cơm đã thấm vào đâu, con cứ yên tâm lo việc xã hội, việc nhà để mẹ giúp. Thôi đi tắm rửa đi con để còn ăn cơm kẻo nguội hết.

 

Thậm chí có hôm vì công việc bận rộn quá quần áo chưa kịp giặt, mẹ chồng ở nhà cũng làm luôn. Để giúp mẹ đỡ vất vả, Phương ngỏ ý mẹ mua một chiếc máy giặt thì bà lại bảo: Thời bây giờ nhiều thứ máy móc hiện đại rất tiện cho cuộc sống nhưng lại tạo thói quen lười biếng cho con người, con không phải lo cho mẹ, tiền để dành lo việc khác cần hơn con ạ. Mẹ có cái máy giặt “50 năm vẫn chạy tốt”, bà mỉm cười tỏ ý khen con dâu hiếu thảo. Bà còn dạy Phương từ cách phơi quần áo sao cho đúng kiểu, đúng chỗ với từng loại quần áo vừa đảm bảo mỹ quan lại lịch sự. Về làm dâu mẹ, Phương được học nhiều điều từ cách đối nhân xử thế cho đến cách ăn, nết ở sao cho hợp người, hợp cảnh.

 

Chị Tâm, một cô giáo mầm non ở huyện Lạc Sơn đang theo học lớp đại học tại chức khoa mầm non trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình tâm sự: “Nếu không có gia đình nhà chồng quan tâm, động viên đi học thì có lẽ cuộc đời tôi chỉ dừng lại với tấm bằng trung cấp mầm non”. Vừa ru nựng thằng Bi, chị kể tiếp: Cu Bi mới được 5 tháng tuổi, hàng tháng em phải đi học 10 ngày, con nhỏ nên mẹ chồng đi cùng trông cháu. Vất vả, một người đi học cả nhà lo… Như hiểu được tâm trạng của con dâu, bà Niển (mẹ chồng chị Tâm) tiếp lời: Biết là khó khăn nhưng còn sức khoẻ giúp các con học hành có kiến thức để không bị tụt hậu là tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Tôi không quan niệm con gái hay con dâu, mình cứ sống tốt với con thì con nó lại hiếu thảo với mình - “cuộc đời có vay, có trả mà”, đi đâu mà thiệt.

 

Các cụ dạy rằng: “Nhập gia tuỳ tục”, con dâu mới về nhà chồng phải chủ động hoà nhập vào cuộc sống nhà chồng bằng cách điều chỉnh lại thói quen, nếp sinh hoạt sao cho phù hợp, đừng khiến mẹ chồng khó chịu. Biết cư xử khéo léo để mẹ chồng cảm nhận được rằng  con dâu tuy “ khác máu nhưng không tanh lòng”. Nghe mẹ chồng giãi bày, Tâm cảm thấy lòng mình thật ấm áp, nguyện suốt đời là con dâu hiếu thảo của mẹ.

 

 

                                                                                                   Ngọc Anh

 

Các tin khác

Bức tranh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khám phá “thế giới phù thuỷ” dịp Halloween năm nay

Halloween (Lễ hội hoá trang, có nguồn gốc phương Tây diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng 10 ,31/10) từ khi du nhập vào Việt Nam đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Đó là đêm của các phù thuỷ và các trò chơi kinh dị của niềm vui và sợ hãi.

Văn hóa công sở - nhìn từ những điểm tiếp dân

(HBĐT) - Sau hai năm thực hiện Quy chế văn hóa công sở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phong cách, thái độ làm việc của cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan Nhà nướintreen địa bàn tỉnh, nhất là ở những điểm tiếp dân đã có những chuyển biến rõ rệt, song vẫn còn những điều đáng nói...

Kiến trúc cổ vùng đất phù sa mới: Đánh mất dần những báu vật

Nếu cụ Nguyễn Du sống lại, ắt hẳn cụ cũng lại phải thốt lên trước cảnh người ta cư xử với những công trình kiến trúc cổ được xây dựng cùng thế kỷ với cụ trên đất đồng bằng. Do nghèo, do nhận thức, hay gì gì nữa mà người đồng bằng đang đánh mất dần những báu vật của tiền nhân để lại!

Dòng chảy thời gian qua 8 bộ phim của Nhật Bản

Chương trình Liên hoan phim Nhật Bản 2010 được giới thiệu tới khán giả Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 10-11/2010 qua tám bộ phim của Nhật Bản, từ những kiệt tác cổ điển cho tới siêu phẩm thời hiện đại.

Khán giả VN được xem 'Megamind' trước dân Mỹ cả tuần

Bộ phim hoạt hình 3D có sự góp giọng của Brad Pitt được ra mắt tại Việt Nam trước khi công chiếu trên toàn thế giới 9 ngày.

Dấu ấn tân binh

Nhiều tên tuổi mới xuất hiện trên màn bạc và màn ảnh nhỏ trong năm qua đã để lại ít nhiều ấn tượng bất ngờ cho cả giới chuyên môn và khán giả

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục