Trường mầm non Hoa Mai (Đà Bắc) chăm lo cho thế hệ trẻ
(HBĐT)- Trong cách giáo dục con trẻ không phải lúc nào cha mẹ, ông bà cũng chiều chuộng, nịnh nọt thái quá, vô hình chung người lớn đã tạo cho trẻ một thói quen: muốn gì được nấy. Dạy con cháu không phải là chuyện riêng của bố mẹ hay ông bà mà là việc chung của cả gia đình.
Người xưa có câu “ Cháu hư tại bà”, điều đó cho đến bây giờ vẫn không sai. Nuôi con cực khổ từ nhỏ, lúc về già, ông bà nội, ngoại chỉ biết vui vầy cùng con cháu. Phần lớn các bà dạy cháu theo kinh nghiệm thời xưa, từ chuyện ăn uống đến cách cư xử của trẻ. Chị Hải ở phường Thái Bình (TPHB) chia sẻ: Hai vợ chồng đều là công chức Nhà nước, sau khi sinh cu Bi, hết thời gian nghỉ theo chế độ, chị phải đi làm nên việc chăm cu Bi nhờ cả vào bà nội. Nhiều khi thấy bà nội chiều cháu thái quá nên cu Bi sinh hư, mặc dù không hài lòng lắm nhưng chị hiểu rằng cha mẹ cả đời vất vả vì con nay lại dành nốt phần đời còn lại cho cháu. Chị bảo: Làm phận con cái, thấy bố mẹ chồng thương quý cháu mừng lắm nhưng cứ chiều cháu hư kiểu này, phận làm con dâu cũng không dám nói sợ mẹ chồng tự ái. Chị đành thông cảm trước sự yêu thương cháu quá mức của bà và tìm cơ hội giải thích cho mẹ chồng hiểu cách giáo dục con cháu kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” làm cho trẻ không biết nên nghe lời ai, thậm chí còn đứng về phía ông bà để cãi lại bố mẹ.
Bà Chung ở xóm Chùa, xã Thống Nhất (TPHB) trao đổi: Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ hầu như không tìm được tiếng nói chung trong cách chăm sóc, nuôi dạy con với ông bà nội, ngoại. Họ cho rằng, cách chăm sóc của ông bà đã không phù hợp với thời nay. Ngược lại, ông bà lại cho rằng: “Thời xưa, tao đã nuôi bao nhiêu đứa con rồi có làm sao đâu”. Nhưng dù cho cách chăm sóc con theo truyền thống hay hiện đại, điểm chung nhất là ông bà, bố mẹ đều muốn những điều tốt nhất cho bé yêu. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình nên nhường nhịn, có cách cư xử hoà đồng để “cơm lành, canh ngọt”, tạo không khí gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương, là cách tốt nhất để giáo dục cho trẻ biết yêu thương mọi người.
Ngọc Anh
( HBĐT) - Long và Linh là hai người cùng quê, quen biết nhau khi học cùng trường đại học. Ban đầu quý mến nhau bởi tình đồng hương, dần dần giữa hai người đã nảy sinh tình yêu.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được UNESCO tôn vinh và công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Cùng với 82 bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của thành phố Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010.
Cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2010 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Nhân sự kiện này, Thanh Niên Online đã có buổi gặp gỡ ông Nguyễn Công Khế (ảnh) - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên - Trưởng ban tổ chức cuộc thi, về cuộc thi sắc đẹp lớn thứ ba trên thế giới này.
Mục tiêu hướng tới hình tượng một siêu mẫu có nghĩa sẽ trở thành một người nổi tiếng. Và các thí sinh Vietnam's Next Top Model đã được học để chuẩn bị trở thành người nổi tiếng trong tương lai.
VH- Sáng 18.11.2010, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã khai trương Cuộc trình diễn nghệ thuật sắp đặt các con rối nước tại 57B Đinh Tiên Hoàng.
(HBĐT) - Nguồn thu nhập của xã Cao Sơn (Đà Bắc) chủ yếu là nông nghiệp. Khó khăn là thế nhưng năm nào xã đều làm tốt các cuộc vận động, phong trào do MTTQ Việt Nam phát động.