(HBĐT) - Dạy con lễ phép là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm. Nhưng dạy như thế nào cho hiệu quả là điều đáng bàn. Ngay từ lúc chào đời cho đến khi bi bô tập nói là thời điểm trẻ chưa nhận thức được thế nào là đúng, sai, cứ thấy người lớn nói gì, làm gì là bắt chước.

 

Đôi khi người lớn thường vô tâm trước mặt con trẻ nên vô tình tạo cho trẻ thói quen sống tự do, không cần nghe lời người lớn, thích gì làm nấy. Đến khi con được 4, 5 tuổi là lúc trẻ có thể hiểu biết được nhiều điều và học theo, làm theo người lớn rất nhanh. Trẻ thường học hỏi từ những thói quen của cha mẹ. Vì thế, cách nói năng, cư xử của người lớn lúc này là bài học  đầu đời để giáo dục con trẻ. Chị Thuý ở xã Dân Chủ (TPHB) tâm sự: Nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường giáo dục con cái theo kiểu lý thuyết suông, chẳng hạn “con phải biết nghe lời cha mẹ, ra đường gặp  người lớn tuổi phải chào hỏi, phải sống thật thà, không được nói dối”… Cách giáo dục như vậy như là áp đặt và tất nhiên sẽ không đem lại hiệu quả. Hậu quả là con trẻ quên rất nhanh những điều cha mẹ vừa dạy bảo.

Chị Thuỷ ở phường Chăm Mát (TPHB) chia sẻ kinh nghiệm:  Quan niệm của chị dạy con phải thực tế, không nên áp đặt thái quá. ở nhà, chị dạy con bằng cách thực hành từ những hành động, lời nói giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ những việc cần làm. Chẳng hạn,  thỉnh thoảng chị nhờ con lấy hộ cái gì đó, nhận được, chị cảm ơn con ngay, bé tỏ vẻ rất thích thú vì đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc xin lỗi con mỗi khi làm hỏng đồ chơi hay làm bé đau mỗi khi tắm gội cho bé … Nhiều lần như vậy, chị không phải dạy con lặp đi, lặp lại những câu từ về đạo đức theo kiểu “sách vở” nhưng  đứa con gái 5 tuổi của chị đang đi học mẫu giáo, mỗi sáng đến trường, gặp cô, không cần mẹ nhắc nhở, cháu đã biết chào cô. Mỗi khi nhận được thứ gì của người khác, cháu biết nói nói lời cảm ơn… hoặc khi chơi với bạn nếu thấy bạn không thích điều gì đó, cháu đã biết xin lỗi bạn… Tất cả những việc làm đó tuy rất nhỏ nhưng đã giúp trẻ hình thành nhân cách đạo đức ngay từ khi chập chững bước vào đời.

 

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ luôn là người gần gũi con nhiều nhất, chia sẻ, tâm sự với con nhiều điều nên cách dạy bảo con  phải nhẹ nhàng, đó là cách giáo dục “Lạt mềm nhưng buộc chặt” đưa con vào khuôn phép. Dạy con theo kiểu quát mắng hay đòn roi là biện pháp phản tác dụng, không những làm cho trẻ không vâng lời cha mẹ mà con có hành động chống đối. Vì vậy, để những điều dạy dỗ con trẻ về lễ nghĩa không còn là lý thuyết suông, cha mẹ phải luôn lắng nghe và hiểu nỗi lòng của trẻ.

 

                                                                                         Ngọc Anh   

Các tin khác

Những tác phẩm của các nhà văn trẻ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

"Gió mới” trên phim truyền hình

Sự xuất hiện của những gương mặt trẻ, mới trong các vai diễn chính trên phim góp phần làm nên làn gió trẻ trung, sôi động và mới lạ cho phim truyền hình gần đây

Triển lãm ảnh Hà Nội 1000 năm tại Pháp

Tại TP Rô-manh-vi-lơ của Pháp vừa khai mạc triển lãm Hà Nội 1000 năm của các nhà nhiếp ảnh Pháp đương đại. Với 55 bức ảnh và tư liệu về Hà Nội, được trưng bày tại triển lãm thể hiện Hà Nội qua giai đoạn theo các chủ đề: Thủ đô Hà Nội xưa; Hà Nội với những dấu ấn của thời kỳ thực dân; Thành phố trong chiến tranh; Sức sống và tuổi trẻ bất diệt. Qua những tác phẩm trưng bày, người xem thấy được Hà Nội ngày càng đổi mới trong quá trình đô thị hóa và phát triển

Thực nghiệm hát nhạc đương đại Việt Nam – Đan Mạch 2010

Dự án “Thực nghiệm nhạc hát đương đại Việt Nam - Đan Mạch 2010” sẽ được giới thiệu vào tối ngày 10.12 tới tại Nhà hát Chèo Kim Mã – Hà Nội bằng một buổi biểu diễn mang đầy màu sắc nghệ thuật đương đại.

Giáo dục lối sống trong thanh niên - trách nhiệm của cả cộng đồng

(HBĐT) - Xây dựng lối sống đẹp trong thanh niên nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, sống có trách nhiệm với cộng đồng, không vi phạm pháp luật. Vận động thanh niên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới” ở khu dân cư, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, không cam chịu đói nghèo. Đó là điều mong mỏi của toàn xã hội, trong đó, trách nhiệm phần lớn thuộc về gia đình và nhà trường.

Xuân Bắc làm Đại sứ nước sạch và vệ sinh môi trường

Diễn viên hài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức Lien Aid và Unicef chọn làm gương mặt đại diện cho chiến lược giáo dục, truyền thông lâu dài, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho cộng đồng nông thôn VN.

Nghệ thuật hay mới hút được khán giả

Mơ thành bác sỹ, từng là giáo viên, cuối cùng, Huỳnh Anh Tuấn cũng rẽ sang một công việc ít nhiều liên quan tới trẻ con, những thiên thần nhỏ mà anh yêu quý hơn tất thảy: Làm "bầu sô" sân khấu, dành riêng một trữ lượng thời gian và tâm sức cực lớn để xây dựng sân khấu rối "Nụ cười" cho thiếu nhi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục